'Vũ khí bí mật' giúp tiêm kích Su-35 'bắt sống' máy bay tàng hình Mỹ

Tiêm kích Su-35 Nga khiến chiến đấu cơ Mỹ không thể tàng hình nhờ được trang bị một khí tài vô cùng đặc biệt.

Kể từ khi đi vào hoạt động trong năm 2014, tiêm kích Su-35 của Nga đã tạo dựng được danh tiếng như là một chiến đấu cơ thế hệ 4++, tối ưu hóa cho việc đánh bại máy bay tàng hình của Mỹ và NATO.

Kể từ khi đi vào hoạt động trong năm 2014, tiêm kích Su-35 của Nga đã tạo dựng được danh tiếng như là một chiến đấu cơ thế hệ 4++, tối ưu hóa cho việc đánh bại máy bay tàng hình của Mỹ và NATO.

Nhận xét trên được đưa ra bởi tạp chí Military Watch, các chuyên gia phân tích người Mỹ đã mô tả khá chi tiết về hệ thống cảm biến và radar tích hợp trên máy bay chiến đấu Nga.

Nhận xét trên được đưa ra bởi tạp chí Military Watch, các chuyên gia phân tích người Mỹ đã mô tả khá chi tiết về hệ thống cảm biến và radar tích hợp trên máy bay chiến đấu Nga.

Ấn phẩm Mỹ lưu ý rằng radar N035 Irbis dành cho tiêm kích Su-35 có thể theo dõi các mục tiêu tinh vi ở khoảng cách lên tới 90 km. Chiếc máy bay chiến đấu này cũng có radar AESA kép trên cánh hoạt động trong băng tần X.

Ấn phẩm Mỹ lưu ý rằng radar N035 Irbis dành cho tiêm kích Su-35 có thể theo dõi các mục tiêu tinh vi ở khoảng cách lên tới 90 km. Chiếc máy bay chiến đấu này cũng có radar AESA kép trên cánh hoạt động trong băng tần X.

"Cảm biến thứ tư có cấu hình thấp hơn và ít được thảo luận rộng rãi hơn, song lại có khả năng quyết định trong việc nhận diện máy bay chiến đấu tàng hình đối phương, đó là trạm trinh sát quang học OLS-35", tờ Military Watch cho biết.

"Cảm biến thứ tư có cấu hình thấp hơn và ít được thảo luận rộng rãi hơn, song lại có khả năng quyết định trong việc nhận diện máy bay chiến đấu tàng hình đối phương, đó là trạm trinh sát quang học OLS-35", tờ Military Watch cho biết.

Liên Xô là nước đầu tiên sử dụng rộng rãi các hệ thống OLS dạng này trên những dòng máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của mình từ những năm 1980. Trong khi đó Su-35 - phiên bản cải tiến của Su-27, kế thừa khả năng này, nhưng ở dạng cải tiến sâu".

Liên Xô là nước đầu tiên sử dụng rộng rãi các hệ thống OLS dạng này trên những dòng máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của mình từ những năm 1980. Trong khi đó Su-35 - phiên bản cải tiến của Su-27, kế thừa khả năng này, nhưng ở dạng cải tiến sâu".

Hệ thống OLS-27 của Su-27 có phạm vi phát hiện đối tượng ở khoảng cách 50 km, trong khi OLS-35 kéo dài tới 90 km, tức là xa hơn 80%. Đồng thời radar Irbis nhận diện mục tiêu thông thường diện tích phản xạ 3 m2 cách xa 400 km, hơn nhiều so với con số 80 km đối với radar N001 của Su-27.

Hệ thống OLS-27 của Su-27 có phạm vi phát hiện đối tượng ở khoảng cách 50 km, trong khi OLS-35 kéo dài tới 90 km, tức là xa hơn 80%. Đồng thời radar Irbis nhận diện mục tiêu thông thường diện tích phản xạ 3 m2 cách xa 400 km, hơn nhiều so với con số 80 km đối với radar N001 của Su-27.

"Hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại cung cấp cho máy bay chiến đấu một số lợi thế, bao gồm khả năng duy trì nhận thức tình huống mà không cần sử dụng bất kỳ radar nào, do đó hoạt động với khả năng hiển thị bằng không".

"Hệ thống theo dõi và tìm kiếm hồng ngoại cung cấp cho máy bay chiến đấu một số lợi thế, bao gồm khả năng duy trì nhận thức tình huống mà không cần sử dụng bất kỳ radar nào, do đó hoạt động với khả năng hiển thị bằng không".

"Hệ thống OLS cũng miễn nhiễm với sự can thiệp điện tử và được tối ưu hóa để theo dõi mục tiêu tàng hình, mặc dù gặp khó khăn khi đối phương trang bị công nghệ giảm tín hiệu nhiệt, nhưng OLS vẫn nhận diện được kẻ địch tốt hơn khi đặt cạnh radar", tờ báo Mỹ nói rõ.

"Hệ thống OLS cũng miễn nhiễm với sự can thiệp điện tử và được tối ưu hóa để theo dõi mục tiêu tàng hình, mặc dù gặp khó khăn khi đối phương trang bị công nghệ giảm tín hiệu nhiệt, nhưng OLS vẫn nhận diện được kẻ địch tốt hơn khi đặt cạnh radar", tờ báo Mỹ nói rõ.

Ấn phẩm Military Watch nhấn mạnh rằng hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS-35 trên tiêm kích Su-35 có thể đồng thời phát hiện và bám bắt tới 4 mục tiêu trên không.

Ấn phẩm Military Watch nhấn mạnh rằng hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS-35 trên tiêm kích Su-35 có thể đồng thời phát hiện và bám bắt tới 4 mục tiêu trên không.

Hệ thống được trang bị một máy đo xa laser có khả năng hoạt động chống lại cả mục tiêu trên không và trên mặt đất, đồng thời còn có thể được sử dụng để chỉ thị đối tượng cho vũ khí dẫn đường bằng laser.

Hệ thống được trang bị một máy đo xa laser có khả năng hoạt động chống lại cả mục tiêu trên không và trên mặt đất, đồng thời còn có thể được sử dụng để chỉ thị đối tượng cho vũ khí dẫn đường bằng laser.

"Hệ thống này đã nhiều lần được thử nghiệm trong việc chống lại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của phương Tây, chủ yếu là tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ trên đất Syria, nơi mà Su-35 đã được triển khai".

"Hệ thống này đã nhiều lần được thử nghiệm trong việc chống lại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của phương Tây, chủ yếu là tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ trên đất Syria, nơi mà Su-35 đã được triển khai".

"Su-35 đã sử dụng OLS-35 nhận diện tiêm kích F-22 rõ ràng, đây là một trong nhiều cách mà tướng Không quân Mỹ VeraLinn Jamieson lo ngại Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ xây dựng được một 'kho thông tin' về cách máy bay Mỹ hoạt động".

"Su-35 đã sử dụng OLS-35 nhận diện tiêm kích F-22 rõ ràng, đây là một trong nhiều cách mà tướng Không quân Mỹ VeraLinn Jamieson lo ngại Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ xây dựng được một 'kho thông tin' về cách máy bay Mỹ hoạt động".

"Dự kiến các hệ thống trinh sát quang học như OLS-35 sẽ vẫn là khí tài không thể thiếu của tất cả các loại máy bay chiến đấu tương lai do Nga chế tạo, đồng thời Su-57 sẽ sử dụng chúng như cảm biến thứ bảy cùng với 6 radar AESA", tờ Military Watch thống kê rõ.

"Dự kiến các hệ thống trinh sát quang học như OLS-35 sẽ vẫn là khí tài không thể thiếu của tất cả các loại máy bay chiến đấu tương lai do Nga chế tạo, đồng thời Su-57 sẽ sử dụng chúng như cảm biến thứ bảy cùng với 6 radar AESA", tờ Military Watch thống kê rõ.

Mặc dù vậy khí tài trên cũng có nhược điểm là nó làm tăng mạnh diện tích phản xạ radar của chiến đấu cơ Nga, vốn đã có kích thước rất lớn khi đặt cạnh tiêm kích phương Tây.

Mặc dù vậy khí tài trên cũng có nhược điểm là nó làm tăng mạnh diện tích phản xạ radar của chiến đấu cơ Nga, vốn đã có kích thước rất lớn khi đặt cạnh tiêm kích phương Tây.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vu-khi-bi-mat-giup-tiem-kich-su-35-bat-song-may-bay-tang-hinh-my-post519603.antd