Xu hướng tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam

Thực tế cho thấy, sự phát triển của thương mại điện tưở̉ Việt Nam chưa đồng đều tại các địa phương, tăng trưởng 'nóng' chủ yếu ở một số thành phố lớn. Đòi hỏi đặt ra cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm phát triển thương mại điện tử bền vững ở Việt Nam.

Mục tiêu đến năm 2025, về tương quan phát triển thương mại điện tử giữa các vùng kinh tế, các địa phương ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2C của toàn quốc... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của thương mại điện tử vẫn chưa đồng đều tại các địa phương, tăng trưởng "nóng" chủ yếu ở một số thành phố lớn. Thực tế này đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm phát triển thương mại điện tử bền vững ở Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn 2015-2025 đạt 29%

Theo Báo cáo thương mại điện tử (TMĐT) các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Bain & Company, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2015-2025 là 29%. Theo đó, dự kiến đến năm 2025, quy mô TMĐT của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ ba trong khối ASEAN.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), phần lớn hoạt động TMĐT diễn ra ở hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hoạt động kinh doanh trực tuyến tại 3 thành phố trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, còn yếu và có nguy cơ ngày càng tụt lại so với 2 thành phố dẫn đầu.

Năm 2019, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm 18% dân số nhưng chiếm trên 70% giao dịch TMĐT của cả nước. Điều này có nghĩa là 61 địa phương còn lại chiếm 82% dân số, nhưng chỉ đóng góp chưa tới 30% quy mô TMĐT. Đáng chú ý, tỷ trọng 70% này ổn định trong cả giai đoạn 2016-2019 và chưa có dấu hiệu thay đổi trong những năm tới.

Thống kê cho thấy, trong năm 2019, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm trên 70% giao dịch TMĐT của cả nước. Điều này có nghĩa là 61 địa phương còn lại chỉ đóng góp chưa tới 30% quy mô TMĐT. Đáng chú ý, tỷ trọng 70% này ổn định trong cả giai đoạn 2016-2019 và chưa có dấu hiệu thay đổi trong những năm tới.

Khảo sát năm 2019 của VECOM cũng cho thấy, có 23% doanh nghiệp (DN) ở Hà Nội, 23% DN ở TP. Hồ Chí Minh tham gia các sàn TMĐT. Không chỉ khác biệt lớn về tỷ lệ DN tham gia sàn mà hiệu quả kinh doanh trên sàn của các DN ở 2 thành phố lớn nhất cả nước cũng cao hơn nhiều so với các địa phương. Số liệu này không gây ngạc nhiên vì các DN ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vừa năng động, vừa chiếm trên một nửa tổng số DN của cả nước.

Giải pháp thu hẹp khoảng cách số

Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu đến năm 2025, về tương quan phát triển TMĐT giữa các vùng kinh tế, các địa phương ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị giao dịch TMĐT B2C của toàn quốc; 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên cả nước có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến...

Theo VECOM, để TMĐT phát triển nhanh, bền vững nhất thiết phải thu hẹp khoảng cách số giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với các địa phương khác. Đã tới lúc các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các tổ chức xã hội nghề nghiệp cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ để biến các cơ hội của TMĐT thành hiện thực tại mọi địa phương, DN và người dân. Theo đó, thời gian tới, cần chú trọng một số giải pháp sau:

Về phía cơ quan quản lý

- Rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng TMĐT và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số.

- Quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường cho lĩnh vực TMĐT phát triển, các chính sách quản lý được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo thuận lợi cho DN, đồng thời, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi ứng dụng TMĐT.

- Chú trọng phát triển các hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT, xây dựng giải pháp ứng dụng phù hợp cho DN và tổ chức một số hoạt động kích cầu TMĐT cho người tiêu dùng nhằm tăng doanh thu TMĐT của Việt Nam, giúp DN bắt kịp với xu hướng công nghệ số toàn cầu.

Về phía các địa phương

- Tuyên truyền, đào tạo kỹ năng TMĐT cho người dân và DN nhằm nâng cao trình độ tham gia và khai thác các ứng dụng TMĐT của DN, tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với những hành vi tiêu cực trong TMĐT.

- Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển TMĐT tại các địa phương.

Về phía doanh nghiệp

- Chú trọng đầu tư nâng cấp công nghệ, hạ tầng phần mềm lẫn phần cứng.

- Cần trang bị những kỹ năng về TMĐT, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để có thể thành công. DN cần biết người tiêu dùng có sẵn sàng mua sắm nhiều hay chưa để có chiến lược đầu tư cho phù hợp.

- Đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo thông tin khách hàng và an toàn giao dịch. Hiện nay, bảo mật thông tin cá nhân và an ninh mạng luôn là những vấn đề đặt ra không chỉ đối với các DN TMĐT của Việt Nam mà cả quốc tế.

- Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực phục vụ phát triển TMĐT và sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối tác trong nước và nước ngoài.

Hoàng Thúy

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xu-huong-tang-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-330420.html