Ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng

Dân gian có câu 'Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng', ý muốn nhấn mạnh đây là ngày lễ được nhiều gia đình coi trọng nên thường chuẩn bị lễ vật chu đáo để cầu mong sức khỏe, bình an và may mắn cho cả năm.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng có thể xuất phát từ Đạo giáo. Tín ngưỡng này đã truyền bá vào các quốc gia phương Đông từ rất xa xưa. Ảnh minh họa từ INT

Lễ cúng Rằm tháng Giêng có thể xuất phát từ Đạo giáo. Tín ngưỡng này đã truyền bá vào các quốc gia phương Đông từ rất xa xưa. Ảnh minh họa từ INT

Cúng Rằm tháng Giêng để cầu nguyện an lành cho cả năm

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, Tết Nguyên tiêu… tính từ giữa đêm ngày 14 (đêm trước trăng rằm), ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

Ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 năm nay rơi vào ngày 24/2 Dương lịch.

Theo Wikipedia, ở Việt Nam, ngày Rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương. Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt.

Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 năm nay rơi vào ngày 24/2 Dương lịch.

Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024 năm nay rơi vào ngày 24/2 Dương lịch.

Dân gian có câu "Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" là bởi ngày này có một ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống tâm linh và tín ngưỡng của người phương Đông.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng có thể xuất phát từ Đạo giáo. Tín ngưỡng này đã truyền bá vào các quốc gia phương Đông từ rất xa xưa.

Theo thuyết tam nguyên của Đạo giáo, Rằm tháng Giêng là ngày kính Thiên Quan đại đế (Ngọc Hoàng) trong Tam quan đại đế của Đạo giáo. Tín ngưỡng của Đạo giáo thờ 3 vị thần: Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan hay còn gọi là Tam Nguyên (Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên).

Đức Thiên Quan (Ngọc Hoàng) là vị thần cai quản toàn bộ Thiên Đình, trông coi họa phúc của nhân gian. Các bản sớ cúng rằm tháng Giêng tiêu biểu thường ghi rõ ngày này là "Thiên Quan tứ phúc" (nghĩa là ngài Thiên Quan ban phúc).

Người Việt do chịu một phần ảnh hưởng của văn hóa Đạo giáo trong quá trình lịch sử nên dân gian Việt Nam cũng có tục cúng Rằm tháng Giêng hay lễ Thượng Nguyên.

Trong các triều đại phong kiến xưa, triều đình đều tổ chức lễ Thượng Nguyên rất long trọng, trực tiếp Hoàng đế làm chủ lễ, cầu mong cho thiên hạ thái bình, nơi nơi thịnh vượng, người người an lạc. Trong dân gian, khắp mọi miền đều tổ chức lễ Rằm tháng Giêng rất phong phú.

Nhiều người cũng coi đây là thời điểm thích hợp để cầu nguyện an lành cho cả năm. Giới Phật tử và toàn thể dân chúng vì thế rất xem trọng ngày này. Nhiều nơi, người dân đi lễ chùa, nhiều nhà chùa làm lễ cầu an...

Dân gian có câu "cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", ý muốn nhấn mạnh đây là ngày lễ được nhiều gia đình coi trọng nên thường chuẩn bị lễ vật chu đáo để cầu mong sức khỏe, bình an và may mắn cả năm. Ảnh minh họa từ INT

Dân gian có câu "cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", ý muốn nhấn mạnh đây là ngày lễ được nhiều gia đình coi trọng nên thường chuẩn bị lễ vật chu đáo để cầu mong sức khỏe, bình an và may mắn cả năm. Ảnh minh họa từ INT

Nguồn: Tổng hợp

Minh Châu

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/y-nghia-cua-ngay-ram-thang-gieng-179240223102733821.htm