Yếu tố nào giúp Doanh nghiệp có thể nhượng quyền thương hiệu (Franchise) thành công

Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện nhượng quyền thương hiệu (Franchise) thành công và không phải việc nhượng quyền nào cũng hoành tráng lung linh như nhau.

Nhượng quyền thương hiệu - Franchise

Nhượng quyền thương hiệu - Franchise

Nhượng quyền thương hiệu là một quan hệ hợp tác kinh doanh trong đó đối tác cho phép đối tác còn lại sử dụng bản sao một hệ thống kinh doanh đã qua thử nghiệm thành công của mình để đổi lấy quyền lợi là phí cho phép sử dụng ban đầu và các phí cho phép sử dụng liên quan trong suốt thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Có một sự thật về nhượng quyền mà nhiều người vẫn ngộ nhận là việc nhượng quyền không phải là doanh nghiệp nào cũng có thể nhượng quyền và không phải doanh nghiệp nào nhương quyền cũng hoành tráng lung linh như nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu doanh nghiệp nào có thể nhượng quyền thương hiệu:

Có 04 loại hình nhượng quyền kinh doanh cơ bản:

- Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện;

- Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện;

- Nhượng quyền có tham gia quản lý;

- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn.

Trong bài này chúng tôi đề cập đến việc nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện.

Theo tổ chức nhượng quyền thế giới từ những năm 1990 tại Mỹ, mỗi năm có hàng trăm doanh nghiệp bắt đầu nhượng quyền phá sản. Con số này chiếm từ 3-5% tổng số các doanh nghiệp nhượng quyền đang hoạt động tại thị trường này. Để có thể nhượng quyền, doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng nền tảng vững chắc trước khi bắt đầu kinh doanh nhượng quyền. Dưới đây là 10 lý do phổ biến nhất khiến doanh nghiệp nhượng quyền thất bại:

-Mô hình kinh doanh không mang lại hiệu quả về tài chính cho đối tác nhận quyền

-Khả năng hoặc đội ngũ lãnh đạo thiếu năng lực

-Sự dụng chuyên viên tư vấn nhượng quyền không đủ kinh nghiệm về hoạt động và kinh doanh nhượng quyền

-Nền tảng hỗ trợ đối tác nhận quyền chưa tốt

-Hệ thống nhượng quyền không nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

-Thiếu hệ thống quản lý tài chính hiệu quả

-Không hoặc chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hoặc các tài sản sở hữu trí tuệ

-Chương trình huấn luyện đối tác nhận quyền chưa tốt chưa đầy đủ

-Cẩm nang hoạt động và quản lý quá phức tạp hoặc không đầy đủ

-Vội vàng và thiếu chuẩn bị trong việc phát triển thị trường mới bằng mô hình nhượng quyền

Yếu tố nào giúp doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu thành công?

Có ba hằng số thúc đẩy sự phát triển của nhượng quyền thương mại: mong muốn mở rộng, những hạn chế về vốn nhân lực, tài chính và nhu cầu phát triển về mặt địa lý.

Theo nghiên cứu của IBISWorld đã xác định 240 yếu tố thành công chính cho nhượng quyền thương mại nhưng nhấn mạnh mười hai yếu tố quan trọng nhất:

1.Mô hình đã qua chứng thực:

Tất cả chi tiết về hoạt động kinh doanh liên quan đến mô hình cần phải được ghi chép rõ ràng, dễ hiểu, đăng ký các tài sản trí tuệ cho bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ, bí quyết kinh doanh cần được mang lại giá trị kinh tế và được bảo vệ bằng nhiều hình thức.

2.Sản phẩm hoặc dịch vụ phải độc đáo, tạo nên sự khác biệt

Doanh nghiệp cần có một nền tảng sản phẩm/ dịch vụ độc đáo nào đó để làm điểm tựa cho sự phát triển. Đây là tài sản và vị thế cạnh tranh. Ngoài ra doanh nghiệp cần có một nguồn lực nghiên cứu phát triển sản phẩm. Cần lưu ý sáng tạo và xây dựng nhiều giá trị cộng thêm khác cho khách hàng từ tất cả những yếu tố liên quan đến trải nghiệm chung của khách hàng đổi mới thương hiệu, giúp thương hiệu luôn cập nhật và đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.

3.Sản phẩm hoặc dịch vụ có thể phục vụ cho đối tượng khách hàng có quy mô lớn.

Doanh nghiệp xác định đối tượng tiêu dùng mục tiêu của mình là ai, có thu nhập như thế nào, quy mô thị trường. Nếu đối tượng mục tiêu là một thị trường có sức mua đủ lớn, hiện diện trên một thị trường địa lý diện rộng thì mô hình đó có cơ hội nhân rộng.

4.Mô hình dễ nhân bản

Cần xét về vị trí kinh doanh dễ tìm, chi phí đầu tư ban đầu, trình độ nhân sự cần cho mô hình. Ngoài ra sự đa dạng của mô hình cũng là một lợi thế.

5.Hệ thống dễ vận hành và quản lý

Người ta phải đi mua nhượng quyền để khởi nghiệp kinh doanh thường là do thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong ngành thiếu nguồn lực và khả năng xây dựng hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp. Vậy để hỗ trợ tốt cho đối tác nhượng quyền tốt cần có mô hình vận hành, quản lý mô hình đơn gianr, dễ truyền đạt và dễ học.

6.Kết quả kinh doanh phải mang lại hiệu quả cho cả hai bên

Trong quan hệ đối tác nhượng quyền chỉ có một lựa chọn duy nhất là win – win (đôi bên cùng có lợi).

7.Có lượng khách hàng trung thành

Cơ sở khách hàng trung thành cải thiện khả năng khách hàng sẽ trở thành người mua lặp lại. Gargano nói: “Nếu bạn có thể thu hút cơ sở khách hàng và giữ chân họ, điều đó sẽ mang lại cơ sở vững chắc cho doanh thu liên tục.

8.Có vị thế thị trường rõ ràng

Người được nhượng quyền cần tuân theo cấu trúc kinh doanh do người nhượng quyền đặt ra. Với một vị trí thị trường xác định, doanh nghiệp và khách hàng của mình có thể hướng tới cùng một thị trường mục tiêu. Gargano nói: “Bạn cần có khả năng cung cấp một sản phẩm phù hợp với khu vực có nhu cầu và thực sự cho khách hàng thấy bạn đang đáp ứng nhu cầu đó cho họ như thế nào.

9.Chuyên môn kinh doanh của người điều hành

Những người được nhượng quyền sẽ được hưởng lợi từ chuyên môn của bên nhượng quyền, cùng với sự hướng dẫn và lãnh đạo của họ, trong việc phát triển mô hình kinh doanh trong tương lai. Gargano nói: “Người điều hành rất tin tưởng vào việc có kiến thức kinh doanh và đạo đức làm việc vững vàng.

10.Khả năng kiểm soát hàng tồn kho

Các nhà điều hành được hưởng lợi từ việc kiểm soát hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí hàng tồn kho và đảm bảo luân chuyển hàng hóa đầy đủ. Gargano cho biết điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm vì nhiều người hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp, vì vậy thành công phụ thuộc vào việc giảm thiểu lãng phí.

11.Xây dựng thương hiệu

Nhiều nhượng quyền thương mại đã thiết lập thương hiệu và mọi người mua giấy phép nhượng quyền cho sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Gargano nói: “Các nhà nhượng quyền được hưởng lợi từ việc có một thương hiệu thực sự dễ nhận biết mà người tiêu dùng biết đến và họ biết những gì họ sẽ nhận được. “Nếu bạn bước vào một cửa hàng McDonald’s hay Subway, bạn gần như biết mình sẽ gọi món gì trước khi bước vào.”

12.Lực lượng lao động

Bên nhận nhượng quyền nên đảm bảo rằng nhân viên có đủ kiến thức để đưa ra lời khuyên đúng đắn và dịch vụ khách hàng chất lượng. Gargano nói: “Bạn muốn có một lực lượng lao động ở mức cơ bản để duy trì cơ sở khách hàng trung thành, cung cấp sản phẩm và cung cấp hoạt động có chất lượng tốt. “Nhưng đồng thời nó cũng phụ thuộc vào ngành về cách thức hoạt động, ví dụ như trong lĩnh vực thức ăn nhanh, họ dựa vào những công nhân trẻ hơn nhiều.”

Dương Kim Quyên

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/yeu-to-nao-giup-doanh-nghiep-co-the-nhuong-quyen-thuong-hieu-franchise-thanh-cong-325764.html