Ảnh màu hiếm về phế tích La Mã ở Roma năm 1918

Cùng nhiếp ảnh gia người Pháp Fernand Cuville khám phá những dấu tích thời vàng son của đế chế La Mã ở thành phố Roma năm 1918.

Toàn cảnh Đấu trường La Mã, công trình cổ nổi tiếng bậc nhất của đế chế La Mã ở Roma năm 1918. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70-80 SCN dưới thời hoàng đế Vespasian. Ảnh: Fernand Cuville / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Toàn cảnh Đấu trường La Mã, công trình cổ nổi tiếng bậc nhất của đế chế La Mã ở Roma năm 1918. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70-80 SCN dưới thời hoàng đế Vespasian. Ảnh: Fernand Cuville / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Cận cảnh mặt ngoài Đấu trường La Mã. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu và trình diễn công chúng.

Cận cảnh mặt ngoài Đấu trường La Mã. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu và trình diễn công chúng.

Không gian bên trong đấu trường La Mã. Công trình có sức chứa 50 000 khán giả khi còn hoạt động.

Không gian bên trong đấu trường La Mã. Công trình có sức chứa 50 000 khán giả khi còn hoạt động.

Khung cảnh nhìn từ một vòm cửa của Đấu trường La Mã.

Những cây cột đổ vỡ nằm la liệt trong Đấu trường La Mã.

Những cây cột đổ vỡ nằm la liệt trong Đấu trường La Mã.

Khải hoàn môn Constantinus, nằm giữa Đấu trường La Mã và đồi Palatine.

Cổng được Viện Nguyên lão La Mã lập nên để kỷ niệm chiến thắng của hoàng đế La Mã Constantinus I trước Maxentius trong trận chiến trên cầu Milvius năm 312.

Cổng được Viện Nguyên lão La Mã lập nên để kỷ niệm chiến thắng của hoàng đế La Mã Constantinus I trước Maxentius trong trận chiến trên cầu Milvius năm 312.

Cận cảnh Khải hoàn môn Constantinus.

Cận cảnh Khải hoàn môn Constantinus.

Tàn tích đền thờ thần Saturn ở Công trường La Mã (Roman Forum), một quảng trường chữ nhật được bao quanh bởi các tàn tích kiến trúc cổ đại quan trọng ở trung tâm thành phố Roma.

Khải hoàn môn Titus nằm ở phía Đông Nam Công trường La Mã.

Cánh cổng này được hoàng đế Domitian cho xây dựng vào năm 81, ngay sau cái chết của anh trai Titus, để kỷ niệm việc Titus chính thức được phong thánh hiến và chiến thắng của Titus cùng với vua cha Vespasian trong cuộc chiến với người Do Thái nổi dậy ở Judaea.

Cánh cổng này được hoàng đế Domitian cho xây dựng vào năm 81, ngay sau cái chết của anh trai Titus, để kỷ niệm việc Titus chính thức được phong thánh hiến và chiến thắng của Titus cùng với vua cha Vespasian trong cuộc chiến với người Do Thái nổi dậy ở Judaea.

Từ Khải hoàn môn Titus nhìn về Đấu trường La Mã.

Mời quý độc giả xem video: Cách làm du lịch phố cổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/anh-mau-hiem-ve-phe-tich-la-ma-o-roma-nam-1918-1862912.html