Các thuốc dùng tăng cường tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh khi lượng máu lưu thông lên não giảm xuống (thiếu máu não).

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn từ Thượng tá, BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga - Bộ Quốc phòng.

Thiếu máu não tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương gây rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ và các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não...

1. Thiếu máu não gây ra những biểu hiện gì?

Thượng tá, BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga - Bộ Quốc phòng.

Thượng tá, BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga - Bộ Quốc phòng.

Theo Thượng tá, BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga - Bộ Quốc phòng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não, có thể là tắc nghẽn mạch máu do xơ vữa động mạch, thoái hóa cột sống cổ, các bệnh lý tim mạch hay bệnh lý thần kinh dẫn đến thiếu máu não.

Thứ nhất, cần phân biệt đau đầu do thiếu máu não và đau đầu do các nguyên nhân khác như nội tiết, thần kinh…

Đặc điểm của đau đầu do thiếu máu não là có kèm theo cảm giác nặng đầu, nhất là phía sau gáy, cảm giác đầu không thông thoáng, hay mỏi mắt, nhức mắt, khả năng tập trung và xử lý thông tin giảm sút.

Thứ hai, bên cạnh thiếu máu não đi nữa, một số người thiếu máu toàn thân, ví dụ suy thận mạn, thiếu sắt hay kém hấp thu sắt, hoặc bị mất máu mạn tính như nhiễm giun móc, chảy máu dạ dày tá tràng kéo dài, rong kinh, cường kinh… Khi đó cần tập trung giải quyết nguyên nhân là thiếu máu toàn thân trước.

Ban đầu, tình trạng thiếu máu não không thể hiện ra bên ngoài nhờ cơ chế tự bù trừ của cơ thể, bằng cách giảm lượng máu đến các cơ quan khác để tập trung cho não bộ. Lúc này cơ thể khó cảm nhận được, tuy nhiên khi khả năng bù trừ kém đi sẽ gây ra các rối loạn với các biểu hiện như dễ cáu gắt, ăn không ngon, ngủ kém, ngủ không sâu giấc, kém tập trung, hay quên…

Các biểu hiện của thiếu máu não có thể kể đến như dễ cáu gắt, ăn không ngon, ngủ kém, ngủ không sâu giấc, kém tập trung, hay quên…

Các biểu hiện của thiếu máu não có thể kể đến như dễ cáu gắt, ăn không ngon, ngủ kém, ngủ không sâu giấc, kém tập trung, hay quên…

2. Các thuốc tăng cường tuần hoàn não

Các thuốc tăng cường tuần hoàn não thường được sử dụng:

Cinnarizin và flunarizin: Có đặc tính chẹn kênh calci chọn lọc, làm giảm hoạt tính co mạch của adrenalin, serotonin… từ đó làm giãn mạch máu não và cải thiện tuần hoàn não. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, ngủ gà.
Piracetam: Có tác động đến một số chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, acetylcholin, noradrenalin... Thuốc còn giúp tăng huy động và sử dụng glucose mà không lệ thuộc vào việc cung cấp oxy, duy trì tổng hợp năng lượng ở não. Ngoài ra, piracetam còn giúp cải thiện trí nhớ, khả năng học tập và giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Khi sử dụng, thuốc gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc cảm giác bồn chồn, dễ bị kích động... Các tác dụng ngoại ý này có thể giảm nhẹ bằng cách giảm liều.
Betahistin: Làm tăng lượng máu đến tai trong bằng cách giãn các cơ tiền mao mạch, làm giảm tính thấm với các mao mạch vùng tai trong, đồng thời làm tăng lượng máu cung cấp cho não nói chung.
Cerebrolysin: Giúp điều hòa chức năng của tế bào thần kinh, tăng cường lưu lượng máu lên não và bảo vệ não khỏi các thương tổn do thiếu máu cục bộ gây ra. Thuốc thường được dùng cho người rối loạn trí nhớ, kém tập trung, sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu não, nhồi máu não hoặc dùng cho bệnh nhân đột quỵ.
Thuốc hỗ trợ tăng tuần hoàn máu não như ginkgo biloba chiết xuất từ lá cây bạch quả, saponin có nhiều trong rễ cây đinh lăng…

Không nên tự ý dùng thuốc tăng cường tuần hoàn não khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Không nên tự ý dùng thuốc tăng cường tuần hoàn não khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

3. Không nên lạm dụng thuốc tăng tuần hoàn não

Hiện nay, nhiều người có biểu hiện đau đầu và lầm tưởng là do thiểu năng tuần hoàn não nên đã tự ý dùng các thuốc tăng tuần hoàn não, thuốc bổ não mà không thăm khám với bác sĩ. Thậm chí, mỗi khi đến mùa thi, nhiều phụ huynh cũng như học sinh, sinh viên có thói quen tự ý sử dụng thuốc tăng tuần hoàn não nhằm mục đích cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung.

Tuy nhiên, các thuốc này chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng các thuốc tác động lên hệ thần kinh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng theo thời gian.

BS. Nguyễn Huy Hoàng cho biết, về cơ bản, thuốc tăng cường tuần hoàn não không có quá nhiều tác hại, song nó lại gây sức ép quá tải cho gan, thận, về lâu dài gây tác dụng không tốt. Đối với những thuốc có tác dụng tăng lượng dopamine, kích thích hoạt động của não bộ rất nguy hiểm. Sau khi sử dụng sẽ làm cơ thể gần như rơi vào trạng thái kiệt quệ, gần giống trầm cảm. Lúc này, cơ thể sẽ có xu hướng tiếp tục cần bổ sung hoạt chất, dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào thuốc.

BS. Nguyễn Huy Hoàng khuyến cáo, người dân không nên tự ý dùng thuốc tăng tuần hoàn não. Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mời bạn đọc xem tiếp video:

Minh Tâm

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cac-thuoc-dung-tang-cuong-tuan-hoan-nao-169230216173229326.htm