Cảnh báo nóng: Châu Á đang chìm trong cơn 'nghiện' than đá!

Một số nhà khoa học đã ví than đá là kẻ thù của loài người vì vừa gây hại cho môi trường, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới vẫn không 'cai' được nguyên liệu độc hại này.

Hiện nay, chỉ riêng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chiếm khoảng 3/4 lượng than tiêu thụ toàn cầu. Những chiếc cột ngày đêm nhả khói độc vào không khí tại nhà máy than khổng lồ Suralaya nằm bên bờ biển Indonesia là minh chứng rõ ràng cho chứng “nghiện" than đá của khu vực này.

Hiện nay, chỉ riêng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chiếm khoảng 3/4 lượng than tiêu thụ toàn cầu. Những chiếc cột ngày đêm nhả khói độc vào không khí tại nhà máy than khổng lồ Suralaya nằm bên bờ biển Indonesia là minh chứng rõ ràng cho chứng “nghiện" than đá của khu vực này.

Đây chính là trở ngại lớn chắn ngang con đường hướng đến các mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Hậu quả của việc sử dụng quá nhiều than đá là cả khu vực phải vật lộn với các tác động tiêu cực với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Đây chính là trở ngại lớn chắn ngang con đường hướng đến các mục tiêu chống biến đổi khí hậu. Hậu quả của việc sử dụng quá nhiều than đá là cả khu vực phải vật lộn với các tác động tiêu cực với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Điển hình là mức độ ô nhiễm không khí chết người ở Ấn Độ và những đợt nắng nóng khắc nghiệt dẫn đến cháy rừng liên miên ở Australia.

Điển hình là mức độ ô nhiễm không khí chết người ở Ấn Độ và những đợt nắng nóng khắc nghiệt dẫn đến cháy rừng liên miên ở Australia.

"Chúng ta quá chậm so với các tác động của biến đổi khí hậu. Thời gian của chúng ta sắp cạn", ông Tata Mustasya, một nhà vận động năng lượng thuộc tổ chức Hòa bình xanh ở Indonesia, cảnh báo.

"Chúng ta quá chậm so với các tác động của biến đổi khí hậu. Thời gian của chúng ta sắp cạn", ông Tata Mustasya, một nhà vận động năng lượng thuộc tổ chức Hòa bình xanh ở Indonesia, cảnh báo.

Tuy nhiên theo báo cáo của Carbon Tracker, việc chuyển đổi những tường thành nhiên liệu hóa thạch bẩn vô cùng khó khăn – chỉ 5 quốc gia châu Á chiếm tới 80% các nhà máy điện than mới được lên kế hoạch trên toàn thế giới.

Tuy nhiên theo báo cáo của Carbon Tracker, việc chuyển đổi những tường thành nhiên liệu hóa thạch bẩn vô cùng khó khăn – chỉ 5 quốc gia châu Á chiếm tới 80% các nhà máy điện than mới được lên kế hoạch trên toàn thế giới.

Than đá là nguyên nhân gây ra 20% hiện tượng hiệu ứng nhà kính và khí thải ga, vốn là nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu. Ô nhiễm không khí từ việc đốt cháy than đá gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe con người và đó cũng là lý do mà có một số nhà khoa học đã ví than đá là kẻ thù của loài người.

Than đá là nguyên nhân gây ra 20% hiện tượng hiệu ứng nhà kính và khí thải ga, vốn là nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu. Ô nhiễm không khí từ việc đốt cháy than đá gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe con người và đó cũng là lý do mà có một số nhà khoa học đã ví than đá là kẻ thù của loài người.

Lý do than đá quá phổ biến ở các quốc gia là do nó rất rẻ. Vì thế nên dù than đá nguy hiểm tới sức khỏe và môi trường, nhưng cả nhiều quốc gia đang phát triển nhanh khác không quay lưng với nó.

Lý do than đá quá phổ biến ở các quốc gia là do nó rất rẻ. Vì thế nên dù than đá nguy hiểm tới sức khỏe và môi trường, nhưng cả nhiều quốc gia đang phát triển nhanh khác không quay lưng với nó.

Nhà máy than Suralaya khổng lồ trên đảo Java của Indonesia nhà một trong những nhà máy lớn nhất Đông Nam Á, có thể cung cấp điện cho khoảng 14 triệu hộ dân mỗi năm.

Nhà máy than Suralaya khổng lồ trên đảo Java của Indonesia nhà một trong những nhà máy lớn nhất Đông Nam Á, có thể cung cấp điện cho khoảng 14 triệu hộ dân mỗi năm.

Ở khu vực xung quanh Suralaya, bụi than thường tích tụ trên các mái nhà và người dân phàn phải sống chung với đủ loại vấn đề sức khỏe. Các triệu chứng sức khỏe thường thấy nhất là ho và khó thở.

Ở khu vực xung quanh Suralaya, bụi than thường tích tụ trên các mái nhà và người dân phàn phải sống chung với đủ loại vấn đề sức khỏe. Các triệu chứng sức khỏe thường thấy nhất là ho và khó thở.

Ông Suwiro, một ngư dân 60 tuổi ở Java, thì nói rằng nhà máy là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về kích thước và chất lượng sản lượng khai thác của ông trong những năm qua.

Ông Suwiro, một ngư dân 60 tuổi ở Java, thì nói rằng nhà máy là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về kích thước và chất lượng sản lượng khai thác của ông trong những năm qua.

Trung Quốc, quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, đã tuyên bố sẽ thực hiện mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, chẳng hạn như việc liệu các dự án đang chuẩn bị tiến hành có bị ảnh hưởng hay không.

Trung Quốc, quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, đã tuyên bố sẽ thực hiện mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, chẳng hạn như việc liệu các dự án đang chuẩn bị tiến hành có bị ảnh hưởng hay không.

Ông Carlos Fernandez Alvarez, nhà phân tích năng lượng tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho rằng để đạt được tiến bộ, thế giới cần có cách tiếp cận mang tính xây dựng trong giao dịch với các nước nghèo.

Ông Carlos Fernandez Alvarez, nhà phân tích năng lượng tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cho rằng để đạt được tiến bộ, thế giới cần có cách tiếp cận mang tính xây dựng trong giao dịch với các nước nghèo.

Mời các bạn xem video: Ô nhiễm không khí tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần. Nguồn: VTC.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/canh-bao-nong-chau-a-dang-chim-trong-con-nghien-than-da-1610854.html