Chất vấn Bộ trưởng Công Thương về sản phẩm cài cắm 'đường lưỡi bò'
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, các sản phẩm ô tô nhập khẩu có bản đồ đường lưỡi bò là vi phạm đến chủ quyền an ninh quốc gia. Đây là một hiện tượng mới xuất hiện. Ngay sau khi phát hiện ô tô nhập khẩu phục vụ triển lãm có đường lưỡi bò, Bộ đã tổ chức rà soát, kiểm tra lại. Trước mắt là tịch thu chiếc xe.
Theo chương trình, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sẽ là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn để trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương là những vấn đề về ông tác quản lý, điều tiết điện lực; việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Bên cạnh đó là các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; thương mại điện tử và kinh tế số; công tác quản lý thị trường; phòng chống gian lận thương mại; quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Phát triển, ứng dụng cơ khí chế tạo trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp.
Chia lửa với Bộ trưởng Bộ Công Thương còn có Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Tường thuật trực tiếp
Tường thuật trực tiếp
17:15 06/11
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình) yêu cầu Bộ trưởng giải trình rõ hơn về hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt. Hiện tại lỗ hổng rất lớn, thiếu quy định về pháp luật liên quan tiêu chuẩn hàng Việt. Như trường hợp của Asanzo, Khải silk có đơn thuần là gian lận không? Kinh tế Việt Nam là kinh tế mở hay kinh tế hở?
Đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Thanh Hóa) đặt câu hỏi về hàng hóa nước ngoài chuyển vào Việt Nam sau một thời gian mập mờ sẽ giả danh hàng Việt nam, gian lận xuất xứ?
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) đặt câu hỏi vì sao chưa phát triển được cơ khí chế tạo, nên tập trung vào ngành nào?
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) đặt câu hỏi có bao nhiêu dự án điện tái tạo chậm tiến độ? Tiến độ điện gió chậm tiến độ do vướng mắc luật quy hoạch?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) đặt câu hỏi về trách nhiệm liên quan đến tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Có hay không việc phớt lờ chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng liên quan đến dự án điện gió ở Bạc Liêu, dự án đạm Cà Ná, dự án điện Long phú 1.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, những câu hỏi này sẽ được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời vào sáng mai, 7/11
16:29 06/11
Bán hàng đa cấp trục lợi đã bị siết chặt
Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa – Vũng Tàu): Thời gian qua hoạt động bán hàng đa cấp biến tướng không phép có biểu hiện gia tăng và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân. Đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Trước đây, bán hàng đa cấp có nguy cơ bùng nổ lớn gây thiệt hại lớn cho xã hội. Nhưng đến nay chúng ta đã siết chặt lại và đã gần như đảm bảo được hiệu quả quản lý nhà nước và đảm bảo được lợi ích của người dân cũng như người tham gia bán hàng đa cấp.
Bộ cũng đã tham mưu báo cáo với Chính phủ trình Quốc hội để bổ sung vào Bộ Luật Hình sự để quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng tham gia bán hàng đa cấp trục lợi bất chính bảo đảm sự răn đe, có chế tài mạnh. Vì thế, từ gần 50 doanh nghiệp, với gần 1,1 triệu người tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp thì nay, chúng ta đã quản lý siết chặt nên chỉ còn 23 doanh nghiệp, với khoảng 800.000 người tham gia.
Song trên thực tế chỉ có 300.000 tham gia bán hàng đa cấp thật sự với những mục tiêu hướng tới lợi nhuận còn lại chủ yếu yếu để có được hưởng chiết khấu. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của kinh tế xã hội và hội nhập, chúng ta đang đối mặt với rất nhiều đa cấp bất chính trong nhiều lĩnh vực như huy động tín dụng đa cấp.
Đây là vấn đề mới liên quan đến quản lý nhà nước của rất nhiều bộ ngành Bộ Công Thương cũng đang tiếp tục chủ động phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu để tiếp tục báo cáo Chính phủ và Quốc hội để có biện pháp để điều chỉnh, đảm bảo quản lý nhà nước tốt hơn và có hiệu quả hơn.
16:25 06/11
Cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị trừng phạt thương mại
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Thời gian gần đây, hàng hóa Trung Quốc được gắn nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu tiêu dùng diễn ra nhiều nhiều nơi. Hàng hóa đó đi vào con đường nào mà nhập vào Việt Nam để rồi giả mạo và xuất khẩu sang nước khác? Trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này và có biện pháp ra sao để phòng ngừa, ngăn chặn?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Liên quan đến việc hàng hóa từ Trung Quốc và các nước khác lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để lợi dụng những ưu đãi thuế quan, Chính phủ đã rất chủ động để xây dựng các đề án lớn về phòng vệ thương mại chống gian lận xuất xứ. Bộ Công Thương đã chủ động có cơ chế chính sách để thông báo kịp thời cho các Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các tỉnh để quản lý chặt chẽ hơn và khuyến nghị để kiểm soát hoạt động đầu tư, tránh chuyển tải bất hợp pháp.
Hiện nay có tới 25 mặt hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ và các nước khác đang có nguy cơ bị lợi dụng, trong đó có những mặt hàng như điện tử, gỗ dán. Chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng tổ chức khuyến nghị cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cảnh báo về nguy cơ bị trừng phạt thương mại cũng như bị áp thuế cao.
16:14 06/11
Xe ô tô có “cài cắm” đường lưỡi bò: Tịch thu phương tiện, ngừng giấy phép nhập khẩu
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Vừa qua dư luận đã phát hiện liên tiếp những vụ cài cắm hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc vào hàng hóa bán tại Việt Nam như quả địa cầu, ô tô gắn định vị... Như vậy có thể thấy Trung Quốc đã chuyển hướng cài cắm đường lưỡi bò vào hàng hóa, thậm chí là các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, đồ dùng học tập, ôtô… Xin hỏi Bộ trưởng và Chính phủ có biện pháp gì để rà soát vấn đề này, tránh thông tin sai trái truyền đạt một cách từ từ vào thế hệ trẻ và người dân Việt Nam?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Các sản phẩm ô tô nhập khẩu có bản đồ đường lưỡi bò là vi phạm đến chủ quyền an ninh quốc gia. Đây là một hiện tượng mới xuất hiện. Ngay sau khi phát hiện ô tô nhập khẩu phục vụ triển lãm có đường lưỡi bò, chúng tôi đã tổ chức rà soát, kiểm tra lại. Trước mắt là tịch thu chiếc xe.
Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu ô tô và kinh doanh tại Việt Nam mà có đường lưỡi bò chúng tôi đã yêu cầu doanh nghiệp này phải triệu tập và thu hồi toàn bộ. Chúng tôi cũng quyết định tạm tạm thời cho dừng cái giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô và kinh doanh tại Việt Nam cho đến khi doanh nghiệp này phải thực hiện xong các phần trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên qua đây chúng tôi thấy có một lỗ hổng pháp lý mà các bộ, ngành cần phối hợp rà soát lại để đảm bảo không xảy ra hiện tượng đó trong tương lai.
15:43 06/11
Đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) đặt câu hỏi về 3 nội dung liên quan đến phát triển điện mặt trời. Quy hoạch điện 7 có ý nghĩa gì khi công suất quy hoạch 850MW cho năm 2020 và 1200MW cho năm 2030 đã bị phá vỡ với sông suất hiện tại lên tới 7200MW, vượt 9 lần so với quy hoạch và sẽ còn tăng thêm 2086 MW trong giai đoạn 2020 – 2030 và hiện nay 121 dự án đã được cấp phép và 210 dự án đang chờ phê duyệt.
Hai là mức giá khai thác còn quá cao. Việc thiếu đồng bộ trong phát triển hạ tầng gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, lãng phí năng lượng tái tạo.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận việc quy hoạch điện 7 chưa dự báo chuẩn xác được năng lượng điện tái tạo và điện mặt trời. Nguyên nhân là do công nghệ chưa phát triển. Thủ tướng đã phê duyệt quyết định 11, trong đó tạo cơ sở phát triển điện mặt trời, quy định mức giá ưu đãi, tạo điều kiện đủ mạnh để phát triển.
Ông Trần Tuấn Anh cũng cho biết, việc phát triển không đồng bộ hạ tầng truyền tải điện, trạm biến áp dẫn đến việc không truyền tải đủ công suất. Hơn nữa, nhà nước còn độc quyền trong truyền tải điện nên gặp khó khăn. Bộ đã xin bổ sung hơn 15 dự án truyền tải điện, trạm biến áp nhưng vẫn không kịp.
Ông Tuấn Anh thừa nhận “có sự thiếu chủ động của Bộ Công thương dẫn đến công suất chưa được truyền tải hết
15:41 06/11
Chất vấn Bộ trưởng về sản phẩm cài cắm "đường lưỡi bò"
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp): Vừa qua dư luận đã phát hiện liên tiếp những vụ cài cắm hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc vào hàng hóa bán tại Việt Nam như quả địa cầu, ô tô gắn định vị... Như vậy có thể thấy Trung Quốc đã chuyển hướng cài cắm đường lưỡi bò vào hàng hóa, thậm chí là các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, đồ dùng học tập, ôtô… Xin hỏi Bộ trưởng và Chính phủ có biện pháp gì để rà soát vấn đề này, tránh thông tin sai trái truyền đạt một cách từ từ vào thế hệ trẻ và người dân Việt Nam?
15:32 06/11
Xử nghiêm tình trạng hàng nước ngoài gắn nhãn mác Việt Nam
Đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn): Tình trạng doanh nghiệp mua hàng hóa từ các nước khác rồi dán nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu được cảnh báo từ lâu nhưng chậm ngăn chặn, khắc phục. Vậy trách nhiệm ở đâu, giải pháp nào để ngăn chặn?
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh: Việt Nam đang hội nhập sâu rộng nên các ưu đãi về thuế quan đã tạo thuận lợi về thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, với ưu đãi như thế nên cũng xuất hiện các sản phẩm đội lốt hàng hóa Việt Nam để lợi dụng, xuất khẩu. Năm 2016- 2017, Bộ Công Thương, Chính phủ đã nhận thức rõ trách nhiệm về vấn đề này. Ví dụ như vừa qua phát hiện vụ nhập nhôm nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Ngay từ thời điểm đó, bộ đã báo cáo Chính phủ kiểm tra các doanh nghiệp này và yêu cầu Tổng cục Hải quan kiểm tra chặt chẽ, không cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua qua cũng có các sản phẩm điện tử, máy tinh lợi dụng điều này và cũng đã bị phát hiện. Bộ đã chủ động cùng phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các vấn đề về xuất khẩu hàng hóa đội lốt hàng Việt Nam. Do kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm về vấn đề này nên không để ảnh hưởng đến quan hệ với các đối tác, trong đó có Hoa Kỳ.
15:24 06/11
15:22 06/11
Các đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn); Lê Thu Hà (Lào Cai); Đôn Tuấn Phong (An Giang); Trần Đình Gia (Hà Tĩnh); Phan Viết Luận (Bình Phước);... chất vấn Bộ trưởng về tiến độ đưa điện về nông thôn; phát triển điện mặt trời; chính sách mới để phát triển năng lượng sạch; hiệu quả của việc sắp xếp lại bộ máy quản lý thị trường; giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới...
15:07 06/11
Cơ hội để lắng nghe, hoàn thiện
Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, thời gian qua dù đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều kết quả, song cũng còn có những hạn chế nhất định. Bộ coi mỗi phiên chất vấn là cơ hội để lắng nghe để bộ hoàn thiện, hoàn thành những trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. Bộ có cách tiếp cận cầu thị, thẳng thắn, lắng nghe để hoàn thiện.
14:30 06/11
Về công tác điều hành giá điện, ngay từ những tháng đầu năm 2019, Bộ Công Thương đã xây dựng các kịch bản điều chỉnh giá bán điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện có hiệu lực từ ngày 20/3/2019.
Song song với đó, Bộ Công Thương cũng thực hiện ban hành các quyết định phê duyệt khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện cũng như giá dịch vụ phụ trợ năm 2019 theo đúng quy định tại Luật Điện lực…
14:30 06/11
Trước đó, báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, công tác vận hành hệ thống điện được Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm chỉ đạo.
Tổng nhu cầu điện năng toàn quốc năm 2019 ước đạt 240,8 tỷ kWh, tăng 9,41% so với năm 2018. Theo Bộ này, năm 2019 không xuất hiện tình trạng tiết giảm điện năng. Dự kiến năm 2020, hệ thống điện vẫn cung cấp đủ điện cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế.