Đặc sản chuột lang gây tranh cãi của Peru

Chuột lang từ lâu đã là một phần trong ẩm thực của người Peru, được dùng để chế biến đủ món từ nướng, rán đến hun khói. Tuy nhiên, tại các quốc gia khác, đây được xem là thú cưng.

 Chuột lang (hay còn gọi là bọ ú) trở thành thú cưng kể từ khi được mang tới châu Âu. Tuy nhiên, trong suốt 5.000 năm, chúng là thực phẩm cho các cộng đồng ở khu vực nông thôn của Ecuador, Bolivia và Colombia. Ảnh: Matador Network.

Chuột lang (hay còn gọi là bọ ú) trở thành thú cưng kể từ khi được mang tới châu Âu. Tuy nhiên, trong suốt 5.000 năm, chúng là thực phẩm cho các cộng đồng ở khu vực nông thôn của Ecuador, Bolivia và Colombia. Ảnh: Matador Network.

 Tại Peru, chuột lang - hay còn gọi là cuy - không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có vai trò quan trọng trong các lễ hội và văn hóa địa phương. Đơn cử, bức tranh "Last Supper" (Bữa tối cuối cùng) của Marcos Zapata ở Thánh đường ở Cusco có vẽ món chuột lang. Ảnh: NBCNews.

Tại Peru, chuột lang - hay còn gọi là cuy - không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn có vai trò quan trọng trong các lễ hội và văn hóa địa phương. Đơn cử, bức tranh "Last Supper" (Bữa tối cuối cùng) của Marcos Zapata ở Thánh đường ở Cusco có vẽ món chuột lang. Ảnh: NBCNews.

 Trong số 20 giống chuột lang ở Peru, chỉ ba loại được nuôi lấy thịt, còn lại được xuất khẩu làm thú cưng. Loại làm thú cưng có cân nặng trung bình khoảng 750 gram, trong khi loại lấy thịt (như Andino và Inti) nặng đến 1,5 kg, thậm chí có thể lên đến 3 kg. Ảnh: Matador Network.

Trong số 20 giống chuột lang ở Peru, chỉ ba loại được nuôi lấy thịt, còn lại được xuất khẩu làm thú cưng. Loại làm thú cưng có cân nặng trung bình khoảng 750 gram, trong khi loại lấy thịt (như Andino và Inti) nặng đến 1,5 kg, thậm chí có thể lên đến 3 kg. Ảnh: Matador Network.

 Loài này cần ít không gian, ăn tạp và dễ nuôi. Tuy nhiên, loại thượng hạng được cho ăn chế độ đặc biệt để đảm bảo thịt mềm nhất có thể. Chúng được đánh giá là có vị như lai giữa thịt thỏ và thịt gà. Ảnh: Remezecla.

Loài này cần ít không gian, ăn tạp và dễ nuôi. Tuy nhiên, loại thượng hạng được cho ăn chế độ đặc biệt để đảm bảo thịt mềm nhất có thể. Chúng được đánh giá là có vị như lai giữa thịt thỏ và thịt gà. Ảnh: Remezecla.

Hai món phổ biến ở đây là cuy chactado - chuột lang rán, và cuy al palo - chuột lang nướng. Ngoài ra, chúng còn được các đầu bếp cao cấp ở Lima sử dụng trong các món Nikkei hay thực đơn trải nghiệm. Ảnh: InsiderHook.

Hai món phổ biến ở đây là cuy chactado - chuột lang rán, và cuy al palo - chuột lang nướng. Ngoài ra, chúng còn được các đầu bếp cao cấp ở Lima sử dụng trong các món Nikkei hay thực đơn trải nghiệm. Ảnh: InsiderHook.

 Trong khi một số du khách khác e ngại việc ăn thử món này, số khác lại cảm thấy đây là món "kỳ quặc, đáng khoe khoang khi dám thử". Ảnh: Harald Baldr.

Trong khi một số du khách khác e ngại việc ăn thử món này, số khác lại cảm thấy đây là món "kỳ quặc, đáng khoe khoang khi dám thử". Ảnh: Harald Baldr.

 Món ăn này cũng xuất hiện trong các chương trình về ẩm thực lạ trên thế giới, như Uncharted với sự góp mặt của đầu bếp Gordon Ramsay. Ảnh: TV Insider.

Món ăn này cũng xuất hiện trong các chương trình về ẩm thực lạ trên thế giới, như Uncharted với sự góp mặt của đầu bếp Gordon Ramsay. Ảnh: TV Insider.

Giờ đây, chuột lang đã xuất hiện trong chuỗi thực phẩm, ở bếp ăn gia đình hay nhà hàng, trên thế giới, tăng giá trị kinh tế của chúng. Ảnh: Alpaca Expeditions.

Giờ đây, chuột lang đã xuất hiện trong chuỗi thực phẩm, ở bếp ăn gia đình hay nhà hàng, trên thế giới, tăng giá trị kinh tế của chúng. Ảnh: Alpaca Expeditions.

 Tại Peru, việc nuôi chuột lang lấy thịt được xem như một giải pháp thân thiện với môi trường hơn so với gia súc - nguồn phát thải khí nhà kính lớn. Tuy nhiên, việc ăn chuột lang vẫn là vấn đề gây tranh cãi ở các quốc gia khác, khi nhiều người xem chúng là thú cưng. Ảnh: Matador Network.

Tại Peru, việc nuôi chuột lang lấy thịt được xem như một giải pháp thân thiện với môi trường hơn so với gia súc - nguồn phát thải khí nhà kính lớn. Tuy nhiên, việc ăn chuột lang vẫn là vấn đề gây tranh cãi ở các quốc gia khác, khi nhiều người xem chúng là thú cưng. Ảnh: Matador Network.

An Ngọc

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/dac-san-chuot-lang-gay-tranh-cai-cua-peru-post1324891.html