Ghi nhận tích cực từ thử nghiệm bộ công cụ đánh giá trẻ mầm non 5 tuổi tại cơ sở

Tại Trường Mầm non Việt Hà, Tp Lào Cai, các chuyên gia đến từ Bộ GD&ĐT và địa phương đã triển khai thử nghiệm và đánh giá hiệu quả bộ công cụ.

Thực tế nuôi dạy

Trường Mầm non Việt Hà được thành lập theo quyết định số 89 /QĐ- UBND ngày 18/2/2009 của UBND Tp Lào Cai. Trường có 2 cơ sở cơ sở 1 số 046 Đặng Văn Ngữ- Phường Cốc Lếu. Cơ sở 2 Đầu cầu Phố Mới - Phường Phố Mới. Tổng diện tích của 2 cơ sở là 2069m2. Trường đáp ứng yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại địa phương, được đánh giá cao về chất lượng nuôi dạy trẻ.

Theo thiết kế và xây dựng theo điều lệ trường Mầm non, trường có phòng học, các phòng chức năng rộng, thoáng 14/14 lớp học được đầu tư đồng bộ các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như bình nóng lạnh. Điều hòa, ti vi màn ảnh rộng kết nối với Intennet, thảm trải nền, bình ủ nước ấm. Đồ dùng đồ chơi các lớp được trang cấp theo thông tư 02/TT của Bộ GD&ĐT ban hành theo từng độ tuổi phù hợp với mục tiêu GDMN.

Bếp ăn được xây dựng, bố trí theo quy trình bếp ăn 1 chiều, trang bị phần mềm dinh dưỡng Nutrikids để tính khẩu phần ăn cho trẻ. Trang bị đồ dùng phục vụ chế biến như: Máy xay sinh tố, máy xay thịt, máy xay đậu tương, máy sục ozon, tủ lưu mẫu thực phẩm... và các thiết bị nuôi dưỡng khác. Sân chơi rộng rãi, trang bị các đồ chơi ngoài trời như đu quay, cầu trượt, xích đu, thú nhún, thang leo nhằm phát triển thể chất và đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ.

Đánh giá viên bổ sung, sắp xếp lại các NVL để cho các trẻ tiếp theo sẵn sàng tham gia vào hoạt động.

Đánh giá viên bổ sung, sắp xếp lại các NVL để cho các trẻ tiếp theo sẵn sàng tham gia vào hoạt động.

Khi mới thành lập trường chỉ có 4 lớp /120 cháu, đến năm học 2022-2023 trường có 14 lớp học/460 cháu. Trường tiếp nhận các cháu ở các độ tuổi từ 2- 5 tuổi, triển khai 100% các lớp thực hiện theo chương trình GDMN. Trường đưa một số hoạt động ngoại khóa. Trẻ mầm non “học” là khám phá bản thân, khám phá thế giới và tích lũy kinh nghiệm sống. Trẻ được phát triển nhân cách toàn diện, theo các lĩnh vực: thể chất, tình cảm, ngôn ngữ, nhận thức. Trẻ được an toàn, khỏe mạnh, tự lực, tự tin, sáng tạo và có tâm thế tốt chuẩn bị vào lớp 1.

Đánh giá thử nghiệm

Trưởng nhóm chuyên gia thử nghiệm Bộ GD&ĐT, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền cho biết: Triển khai đánh giá thử nghiệm tại Trường MN Việt Hà, chúng tôi huy động số lượng trẻ tham gia đánh giá 30 trẻ, với các nội dung kết quả lĩnh vực thể chất (vận động) và kết quả đánh giá vận động; kết quả lĩnh vực thể chất (phần dinh dưỡng sức khỏe), ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ, tiếp cận việc học; Quan sát trẻ trong hoạt động tạo hình và ghi nhanh kết quả quan sát trẻ trong hoạt động tạo hình. Cùng với đó là Phiếu hỏi dành cho giáo viên và Phiếu hỏi dành cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ.

Đánh giá viên kiểm tra, rà soát lại toàn bộ thông tin trên các phiếu

Kết quả giám sát, nhận xét, đánh giá tình hình triển khai thử nghiệm bộ chuẩn cho thấy: Về tiến trình thực hiện khảo sát cho thấy đúng so với kế hoạch. Về chuẩn bị công cụ cho thấy đúng theo quy định; Về đối tượng khảo sát, đúng so với quy định. Về hoạt động đo các bài tập vận động: Trường MN Việt Hà là trường tư, không gian có hạn: Khu vực đo vận động được bố trí ngoài sân trường, phần đánh giá vận động tinh được bố trí ở hành lang - hẹp và có phần bất tiện.

Một trong hai đánh giá viên (ĐGV) luân phiên là người tổ chức, làm quen với trẻ, đặt câu hỏi gợi mở ở phần đầu khi tiến hành bài tập đánh giá. Sau đó cả hai đánh giá viên đã thực hiện theo tiến trình của bài tập đánh giá (bao quát trẻ, hỏi trẻ về dự định tạo hình, cảm xúc trong quá trình thực hiện sản phẩm, kết hợp quan sát và đánh giá 3 chỉ số thuộc lĩnh vực tiếp cận với việc học). Hết một lượt đánh giá, các ĐGVGV sắp xếp lại đồ dùng, nguyên liệu, bổ sung các nguyên liệu thiếu/còn ít để sẵn sàng cho lượt đánh giá tiếp theo.

Đánh giá viên đã nắm được quy trình thực hiện bài tập đánh giá; thực hiện đúng, đủ quy trình như trong sổ tay hướng dẫn như: cách đón trẻ, sắp xếp chỗ ngồi quan sát; phân công nhiệm vụ và quản lý phiếu; khá thuần thục khi sử dụng công cụ và nhìn chung làm chủ được cách tiến hành quy trình tổ chức đánh giá. ĐGV nắm được nội hàm nội dung hướng dẫn đánh giá chỉ số thể hiện sự tự tin, kỹ lưỡng trong khâu tổ chức chuẩn bị, bố trí, sắp đặt bàn ghế, dụng cụ theo tình hình của cơ sở GD mầm non.

"Tại Trường Mầm non Việt Hà, Tp Lào Cai, qua triển khai thử nghiệm và đánh giá hiệu quả bộ công cụ, các thành viên trong nhóm chuyên gia đều chung quan điểm: Đánh giá viên đã thực hiện quy trình bài tập đánh giá một cách đúng, đủ, thành thạo và linh hoạt trong cách xử lý các tình huống. Đánh giá viên phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau, sắp đặt môi trường khoa học, hợp lý, linh hoạt trong xử lý các tình huống. Kết quả làm việc ở phòng đánh giá này đạt được theo mục đích đặt ra". - Chuyên gia Nguyễn Thị Thanh Huyền.

Các thiết bị được chuẩn bị đủ về số lượng và kích thước, đảm bảo an toàn cho trẻ. Các đánh giá viên thực hiện đúng quy trình, kĩ thuật đánh giá. Đánh giá viên thân thiện, giao tiếp tốt với trẻ giúp trẻ thực hiện với tâm thế thoải mái, tự tin. Về hoạt động Đo các bài tập thuộc lĩnh vực thể chất (dinh dưỡng, sức khỏe), tình cảm và quan hệ xã hội, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp, thẩm mỹ: mô tả cách thực hiện; nhận xét và đánh giá tiến trình triển khai của ĐGV. Nhìn chung, kết quả làm việc đánh giá này đạt được theo mục đích đặt ra. - TS Vũ Thị Ngọc Minh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Hà An

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ghi-nhan-tich-cuc-tu-thu-nghiem-bo-cong-cu-danh-gia-tre-mam-non-5-tuoi-tai-co-so-post629066.html