Hành trình cùng cộng đồng 'tuyên chiến' với rác thải nhựa

Từ giữa năm 2020, những vỏ chai nhựa Coca-Cola 100% làm từ vật liệu tái chế sẽ lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Đây là nỗ lực trong hành trình hướng đến một thế giới không có rác thải từ vật liệu đóng gói. Theo đó, đến năm 2030, Coca-Cola sẽ tiến hành tái chế toàn bộ vỏ chai hoặc vỏ lon từ mỗi sản phẩm được bán ra, và các thị trường địa phương cũng được khuyến khích áp dụng toàn lực để đẩy mạnh mục tiêu chung này.

Lễ ký kết thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam.

Lễ ký kết thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam.

Chinh phục hàng triệu trái tim người tiêu dùng Việt Nam

Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên trở lại Việt Nam vào năm 1994 sau khi Việt- Mỹ bình thường hóa quan hệ, trải qua 25 năm với nhiều biến động từ môi trường, kinh tế và xã hội, Coca-Cola Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và lan tỏa các giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng, xã hội thông qua những hành động cụ thể, thiết thực.

Trong hành trình 25 năm chinh phục hàng triệu trái tim người tiêu dùng Việt Nam, Coca-Cola Việt Nam liên tục nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm mới và dành riêng cho người tiêu dùng Việt. Sau 25 năm nghiên cứu và phát triển, danh mục sản phẩm của Coca-Cola bao gồm 9 8 loại đồ uống chính: nước ngọt có gas không đường và có đường, nước thể thao, nước trái cây, thức uống sữa trái cây, cà phê, nước tăng lực, nước lọc, nước thể thao bổ sung ion và trà.

Đặc biệt, doanh nghiệp đã có những đóng góp đáng kể trên ba yếu tố kinh tế - xã hội – môi trường, khẳng định đây là một tập đoàn nước giải khát toàn cầu, có những ảnh hưởng tích cực đến các quốc gia mà Coca-Cola có hoạt động kinh doanh.

Dựa vào mục tiêu toàn cầu “Vì một thế giới không rác thải” (World Without Waste - WWW) của Tổng doanh nghiệp, Coca-Cola Việt Nam xác định 4 tiêu chí trong việc giảm thiểu bao bì và tái chế, bao gồm: Đơn giản hóa tái chế; Cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân; Nghiên cứu để 100% bao bì của Coca-Cola có thể tái chế; Sử dụng nhiều vật liệu tái chế trong hàm lượng bao bì

Qua đó, Coca-Cola Việt Nam đã nỗ lực kích thích và phát triển công suất, năng lực tái chế đồng thời nâng cao nhận thức công chúng về ô nhiễm nhựa.

Lần đầu tiên chai nhựa tái chế 100% xuất hiện tại Việt Nam

Để góp phần mang lại những thay đổi tích cực cho môi trường, Coca-Cola đã triển khai chiến dịch Thế giới không rác thải (World Without Waste) trên phạm vi toàn cầu thông qua khung hành động: Thiết kế, Thu gom và Hợp tác, với cam kết thu gom và tái chế tương đương 100% lượng bao bì mà Coca-Cola bán ra đến năm 2030.

Về mặt Thiết kế, Coca-Cola đã và đang đưa ra những sáng kiến bao bì phù hợp và thân thiện hơn với môi trường cũng như đảm bảo tất cả các bao bì sản phẩm của doanh nghiệp là 100% tái sinh thông qua thu mua và sử dụng vật liệu bền vững hơn, tái sinh được, hoặc những vật liệu tái chế như rPET trong quy trình sản xuất bao bì nước giải khát. Theo đó, từ tháng 9/2019, Coca-Cola gỡ bỏ màng co nhựa trên sản phẩm nước đóng chai Dasani (300ml, 500ml, 1500ml). Đầu năm 2020, sử dụng 100% nhựa tái chế (rPET) cho sản phẩm nước đóng chai Dasani 500ml. Từ tháng 5/2020, 100% sản phẩm nước có ga Coca-Cola (390ml) tại Hà Nội sẽ sử dụng nhựa tái chế rPET. “Việc sử dụng nhựa tái chế sẽ khiến giá thành sản phẩm đội lên nhưng với trách nhiệm xã hội, hướng với cộng động, công ty sẵn sàng chia sẻ với người tiêu dùng bằng quyết định giữ nguyên giá sản phẩm”, đại diện Coca-Cola cho biết.

Được biệt, hiện hạt nhựa có thể tái chế 100% chưa được sản xuất tại Việt Nam. Do vậy, Coca-Cola phải nhập hoàn toàn từ người ngoài. Nguồn nguyên liệu này cũng không dễ dàng tiếp cận bởi khối lượng sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, với mục tiêu cao nhất là hướng đến sản phẩm thân thiện môi trường Coca-Cola sẵn sàng chịu thêm chi phí giá thành sản phẩm.

“Nhựa là một nguyên vật liệu có giá trị, được sử dụng hiệu quả trong quá trình đóng gói bao bì, nên chúng tôi cần xử lý tái chế để giảm xả thải. Coca-Cola luôn mong muốn dẫn đầu trong việc phát triển nền kinh tế tuần hoàn, trong đó tất cả các loại bao bì sản phẩm đều được thu gom và tái sử dụng. Việc ra mắt sản phẩm sử dụng 100% nhựa tái chế (rPET) chính là một bước tiến lớn của chúng tôi”, đại diện Coca-Cola Việt Nam, khẳng định.

Mô hình sen lúa ở Đồng Tháp thuộc dự án sinh kế lũ tại đồng bằng sông Cửu Long.

Mô hình sen lúa ở Đồng Tháp thuộc dự án sinh kế lũ tại đồng bằng sông Cửu Long.

Về mặt thu gom bao gồm các chương trình hành động nhằm đảm bảo tất cả bao bì sản phẩm được thu thập, phân loại và tái sử dụng, thay vì bị thải ra đại dương hay mặt đất. Coca-Cola, cùng các doanh nghiệp đối tác trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh, thành lập Liên minh tái chế bao bì (RPO Việt Nam) nhằm chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Về phương diện Hợp tác, Coca-Cola làm việc với các đối tác, tổ chức liên quan để triển khai các chương trình nâng cao nhận thức và xây dựng thói quen cho cộng đồng về thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa. Có thể kể đến như Dự án “Không xả thải ra thiên nhiên” (Zero Waste to Nature) kết hợp cùng Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (VBCSD), Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI), Unilever và Dow, dự án “Khuyến khích sáng tạo để nâng cao ý thức về tái chế" kết hợp cùng UNESCO, dự án "Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa" kết hợp chặt chẽ cùng Trung tâm Hỗ trợ phát triển Xanh (GreenHub), các chương trình kết nối với cộng đồng kết hợp cùng Hội Đồng Anh.

Với hành trình trước mắt, Coca-Cola Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu WWW này thông qua việc kết hợp với các đối tác, các bên liên quan, để tăng cường nhận thức trong quản lý chất thải và ô nhiễm nhựa, cải thiện sản phẩm, đem lại cho người tiêu dùng và cộng đồng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/kinh-te/hanh-trinh-cung-cong-dong-tuyen-chien-voi-rac-thai-nhua-1492297.tpo