Hành trình 'Gieo chữ' nơi đầu sóng

PTĐT - Từ bỏ nhiều điều kiện thuận lợi, chế độ đãi ngộ tốt trên đất liền, sẵn sàng hy sinh cả tuổi thanh xuân; vất vả, thầm lặng 'gieo' từng con chữ để 'ươm' những mầm non nơi đảo xa...

Kỳ I: Những câu chuyện “trồng người”

Được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, học sinh ở Trường Liên cấp đảo Trần, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô đã có thêm điều kiện để học tập, rèn luyện bản thân.

Được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, học sinh ở Trường Liên cấp đảo Trần, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô đã có thêm điều kiện để học tập, rèn luyện bản thân.

PTĐT - Từ bỏ nhiều điều kiện thuận lợi, chế độ đãi ngộ tốt trên đất liền, sẵn sàng hy sinh cả tuổi thanh xuân; vất vả, thầm lặng "gieo" từng con chữ để "ươm" những mầm non nơi đảo xa - điều mà không phải ai cũng làm được, thế nhưng lại trở thành lẽ sống, tình yêu, gắn bó máu thịt của hàng chục thầy cô giáo ngoài các đảo xa, nơi chúng tôi may mắn được đặt chân tới. Để rồi khi trở về với đất liền, những câu chuyện "gieo chữ" đầy cảm động đã trở thành những món quà quý giá để chúng ta thêm tự hào về sự nghiệp "trồng người" nơi đây... Ươm mầm giữa trùng khơiTrong chuyến hải trình đến những điểm xa xôi bậc nhất khu vực Đông Bắc, chúng tôi có dịp ghé thăm Trường Liên cấp đảo Trần, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh – nơi đang có 8 học sinh (4 tiểu học, 4 mầm non). Ngay khi đoàn công tác vừa đến nơi, một cô giáo đã nói với chúng tôi rằng: “Sự vất vả ở đây thật ra không đáng sợ bằng sự cô đơn. Vậy nên, khi có mọi người đến thăm, cả cô giáo và học trò đều rất vui mừng, phấn khởi”. Qua trò chuyện với các thầy, cô giáo, được biết hầu hết các gia đình đều động viên con em mình cố gắng học tập tốt. Bản thân họ cũng chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đánh bắt hải sản đúng giờ, để cùng bảo đảm an toàn xung quanh đảo.

Trong mỗi buổi học, do không có nhiều học sinh nên các thầy cô giáo thường chỉ bảo tận nơi giúp các em dễ dàng tiếp nhận kiến thức.

Trong mỗi buổi học, do không có nhiều học sinh nên các thầy cô giáo thường chỉ bảo tận nơi giúp các em dễ dàng tiếp nhận kiến thức.

Được biết, trước năm 2014 chỉ có 1 hộ dân sinh sống trên đảo Trần, song thực hiện chính sách di dân đến nay đã có hơn 13 hộ đã ổn định cuộc sống. Các gia đình trên đảo sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ về đất đai, nhà ở để ổn định đời sống, phát triển sản xuất… Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông học tập trên Đảo được miễn học phí và hỗ trợ học tập. Trong trường hợp không bố trí được lớp học THCS, THPT trên đảo thì các em sẽ được tuyển thẳng vào trường dân tộc nội trú của tỉnh. Anh Hoàng Văn Hiển, quê ở Hải Phòng – cũng là hộ đầu tiên ra đảo sinh sống chia sẻ: “Cuộc sống trên ở đây giờ không còn khó khăn như trước. Điện, đường, trường học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nên chúng tôi yên tâm vươn khơi, bám biển. Con tôi ngày đó còn lo không biết cho cháu học “con chữ” thế nào thì nay đã được theo học tại Trường Liên cấp đảo Trần. Các thầy cô giáo tại đây dạy học cũng rất tận tâm, tận tình nên tôi rất vui mừng và phấn khởi”. Tại Trường Mầm non Bản Sen, nằm trên đảo Trà Bản, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Hiệu trưởng nhà trường cũng là người đã có hơn 12 năm gắn bó với trường xã đảo. Trong ký ức những ngày đầu ra đảo, hình ảnh con đường, bến cảng xa tít tắp, những thôn bản còn chưa có điện, nhà công vụ chưa có vẫn còn rất rõ nét. Những năm trước, nơi đây chưa có điểm trường chính, cơ bản là các lớp học lẻ, học nhờ, không có khu vực làm việc riêng của Ban giám hiệu, không có khu văn phòng và chỉ đảm bảo đủ các lớp học. Đến năm 2013, trường Trường Mầm non mới được đầu tư, xây dựng một khu mới với tiêu chí trường chuẩn quốc gia để giúp học sinh có điều kiện được học tập tốt hơn. Cô Trang tâm sự: “Những năm trước, giáo viên ở đất liền ra đảo phải đi ở nhờ nhà dân, hoặc phòng ở cách rất xa trường. Mùa rét, nóng lạnh chưa có, nước nóng sinh hoạt cho cả cô và trò đều phải đun nước bằng củi khô. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn và nỗi nhớ gia đình, các cô vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chăm trẻ, dạy trẻ với tình thương yêu như chính con mình”.Với đặc thù ít gia đình sinh sống trên đảo nên trường học ở đây cũng không có nhiều học sinh như ở trong đất liền, có những nhóm lớp chỉ có 1 giáo viên đứng lớp. Để các cô trông trẻ bớt vất vả, Ban giám hiệu cũng tham gia hỗ trợ, luân phiên trông các cháu để các cô phụ trách lớp có thời gian nghỉ trưa khi cần thiết. Từ khi làm công tác phổ cập trẻ, tỷ lệ ra lớp của trẻ 5 tuổi tại đây là 100%. Điều đáng mừng là kết quả học tập của các em qua từng năm đều đạt khá, giỏi trở lên, kiến thức cũng đảm bảo để khi các em vào đất liền có thể theo kịp và tiếp nối thành tích đạt được.

Khu vui chơi cũng được chính quyền địa phương và người dân quan tâm, đầu tư, tạo thêm cơ hội giải trí sau những giờ học cho các em học sinh.

Khu vui chơi cũng được chính quyền địa phương và người dân quan tâm, đầu tư, tạo thêm cơ hội giải trí sau những giờ học cho các em học sinh.

Tình yêu và sự quyết tâm bán đảo“Tình yêu biển đảo và sự ham học của các cháu học sinh níu giữ chân tôi" - Đó là lời bộc bạch chung nhất đầy cảm động của các thầy, cô giáo nơi đảo xa... Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh năm 2012 (nay là Trường Đại học Thăng Long), mặc dù có nhiều cơ hội được làm việc ở đất liền, nhưng cô giáo Ngần Thị Minh quê ở tỉnh Sơn La đã tình nguyện nhận nhiệm vụ tại tuyến đảo. 7 năm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về vật chất, tinh thần nhưng cô vẫn miệt mài "gieo chữ". " Mặc dù đang công tác tại Hà Nội cô Minh cũng đã tình nguyện ra công tác ngoài đảo, mặc cho gia đình, người thân phản đối quyết liệt. Sự thực thì khi đó bản thân cô cũng nhận thức và lường trước được mọi khó khăn ngoài này, vất vả sẽ nhân lên bội phần, nhất là với phụ nữ lẽ ra nên cần sự an toàn, ổn định. Song với quyết tâm và lòng yêu nghề, sau hơn một tuần, cô cũng đã thuyết phục được những người thân trong gia đình. Cô Minh khẳng định: “Tôi muốn mang con chữ, mang kiến thức và những gì mình học được, biết được đến với các em học sinh ở những nơi còn nhiều thiếu thốn. Từ lúc tình nguyện ra đảo công tác và tới thời điểm hiện tại, tôi không hề hối hận về quyết định của mình”.Cũng giống như cô Minh, cô giáo Nguyễn Thị Hợi cũng vẹn nguyên tình yêu và sự quyết tâm bám đảo. Cô cũng đã có 30 năm công tác, gắn bó xã đảo. Hiện cô đang là giáo viên Trường THCS Bản Sen, xã Bản Sen. Cô chia sẻ: Ngày mới ra đảo dạy học mọi thứ đều khó khăn. Điện, đường không có, nước sạch cũng không, khiến việc dạy và học của thầy và trò càng thêm khó khăn vất vả: "Thời điểm đó, nhiều học sinh muốn bỏ học để theo bố mẹ đi biển, vì vậy tôi đã trực tiếp đi từng ngõ, đến từng nhà để trò chuyện với gia đình các em và tuyên truyền, vận động các con đến trường. Bản thân tôi cũng đã có những lúc nản lòng và định bỏ cuộc nhưng rồi sự hồn nhiên, vô tư và hiếu học của các em học sinh nơi đây đã níu chân tôi lại và gắn bó với vùng đất đảo này cho đến ngày hôm nay”. Có lẽ đối với nhiều người việc chia tay đất liền, gia đình, bạn bè, người thân để đến một nơi xa lạ, xa xôi và đầy khó khăn, khác biệt như ở ngoài đảo không phải là việc dễ làm. Thế nhưng, với những thầy cô nơi đảo Trần, đảo Trà Bản thì họ đã làm được, đã vượt qua mọi khó khăn về vật chất, tinh thần để mang tình yêu nghề, yêu học trò, chia sẻ với người dân nơi đảo xa để "gieo chữ" và hy vọng tương lai các em sẽ được nảy mầm, đơm hoa, kết trái...

Quốc Đại

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/phong-su-ghi-chep/202002/gieo-chu-noi-dau-song-169279