Mới đây trong phóng sự về quá trình huấn luyện của đội tuyển Pháo binh Việt Nam chuẩn bị cho cuộc thi ARMY Games 2020 được Nga tổ chức thường niên hàng năm của kênh truyền hình QPVN. Người xem đã được tận mắt chứng kiến chiến sĩ triển khai chiến đấu từ một loại xe bọc thép khá lạ mắt. Ảnh: Chiến sĩ triển khai đội hình từ xe bọc thép. Ảnh: QPVN.
Đây chính là loại xe thiết giáp bánh xích MT-LB được Liên Xô thiết kế và đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1960. Xe được dùng ban đầu với mục đích là vận tải quân, hàng hóa, cứu thương và kéo pháo. Ảnh: Xe thiết giáp MT-LB cơ động trên thao trường. Ảnh: QPVN.
Mặc dù vậy, xe MT-LB nguyên bản không quá nổi tiếng và thông dụng với mục đích chở quân cơ động ra chiến trường như dùng xe thiết giáp bánh lốp BTR. Tuy nhiên khung gầm của nó lại khá thông dụng trong việc triển khai nhiều làm nhiều loại khí tài khác nhau. Ảnh: Xe thiết giáp MT-LB thực hành vận động trên đường nhiều vật cản. Ảnh: QPVN.
Xe MT-LB có trọng lượng 11.9 tấn, dài 6.45m, rộng 2.86m, cao 1.86m, được thiết kế của ra ở đuôi giúp bảo vệ chiến sĩ tốt hơn nhiều trước các loại hỏa lực trên chiến trường của kẻ địch so với dòng BTR bánh lốp. Đồng thời xe cũng có thể chở theo 11 binh sĩ mang đầy đủ trang bị hoặc kéo theo 6.5 tấn hàng hóa. Ảnh: Xe MT-LB của Quân đội Liên Xô.
Xe được trang bị một động cơ Diesel YaMZ 238 công suất 240 mã lực cho phép xe có thể đạt vận tốc tối đa 61 km/h trên địa hình bằng phẳng và có thể bơi bằng hệ thống xích với tốc độ 5 - 6km/h. Vũ trang một tháp súng máy PKT 7.62mm nằm ở bên phải xe cho phép nó có thể yểm trợ hỏa lực cho bộ binh trên chiến trường. Ảnh: Một xe thiết giáp MT-LB trong bảo tàng.
Dù cho người ta cảm thấy lạ lẫm với loại xe bọc thép hiếm thấy này của Việt Nam tuy nhiên nó lại đang là khung gầm của nhiều loại vũ khí vô cùng quen thuộc trong biên chế quân đội ta hiện tại. Ảnh: Một xe thiết giáp MT-LB của Lục quân Bulgaria.
Nổi tiếng nhất phải kể đến là tổ hợp pháo tự hành bánh xích 2S1 Gvozdika 122mm sử dụng khung gầm xe thiết giáp MT-LB. Tổ hợp trang bị một pháo 2A18 122mm, có tốc độ bắn 5 phát/phút, dự trữ đạn trong xe 40 viên, tầm bắn 15km và sơ tốc đầu đạn 680m/s. Đây là một trong những loại pháo tự hành chủ lực của Việt Nam hiện nay. Ảnh: Pháo tự hành 2S1 Gvozdika.
Một vũ khí thứ hai nổi tiếng cũng không kém, hiện đang dùng khung gầm xe thiết giáp MT-LB trong Quân đội ta là hệ thống phòng không tầm thấp Strela-10. Mỗi hệ thống mang 4 ống phóng tên lửa 9M37 tầm bắn hiệu quả 5.000m, độ cao 25-3.500m, tích hợp cùng radar và thiết bị quang điện tử đặt trên một xe. Nhờ sử dụng khung gầm xe MT-LB giúp hệ thống có độ việt dã cao, cơ động tốt. Ảnh: Tổ hợp Strela-10 của Quân chủng Phòng không - Không quân.
Ngoài ra hệ thống cũng được trang bị 4 - 8 đạn dự trữ và chỉ mất 3 phút để nạp đạn. Tên lửa có thể được điều khiển tới mục tiêu bằng hai chế độ: Hồng ngoại và Quang học. Hệ thống cũng có khả năng diệt mọi loại mục tiêu bay thấp như máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu tên lửa hàng trình, máy bay không người lái (UAV),… là vũ khí hiệu quả vô cùng đắc lực tạo lá chắn phòng không cho đội hình bộ binh. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ huấn luyện với hệ thống Strela-10.
Cuối cùng, dù ít được biết đến nhưng Việt Nam cũng đang sử dụng hệ thống radar trinh sát pháo binh SNAR-10 dùng khung gầm xe thiết giáp MT-LB. Radar có thể phát hiện mục tiêu di động trên mặt đất ở cự ly 17km, phát hiện khẩu đội pháo đối phương khai hỏa từ 4-10km, mục tiêu trên mặt biển là 30km. Đây được cho là một loại vũ khí lợi hại của Pháo binh Việt Nam, giúp phát hiện những trận địa pháo của địch và truyền thông số cho quân ta đáp trả. Ảnh: Chiến sĩ triển khai tổ hợp SNAR-10.
Có thể thấy, Việt Nam hiện nay đang sở hữu trong tay một mẫu thiết giáp đa dụng có thể triển khai nhiều loại khí tài, tuy nhiên đây cũng là lần hiếm hoi ghi nhận xe thiết giáp MT-LB nguyên bản có trong biên chế lực lượng Pháo binh Việt Nam, cho thấy quân đội ta luôn giữ tốt, dùng bền, vận hành những loại khí tài một cách hiệu quả và có lẽ đây cũng là một tín hiệu cho thấy Việt Nam sắp tới sẽ tiếp tục mua các loại xe thiết giáp mới hơn. Ảnh: Xe thiết giáp MT-LB của lục quân Belarus.
Video Việt Nam hiện đại hóa hàng loạt xe tăng, thiết giáp như thế nào? - Nguồn: VTV1
Hùng Dũng