Khám phá 'những câu chuyện thú vị' tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Ngày 6/7/2023, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã chính thức mở cửa đón khách tham quan thử nghiệm nhân dịp tưởng niệm 56 năm ngày mất của Đại tướng.

Sáng 6/7, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội đã chính thức mở cửa đón khách tham quan. Trong ảnh, các em học sinh trường Trung học cơ sở Thụy Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tới tìm hiểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thông qua các hiện vật trưng bày. (Ảnh: Thành Đạt)

Sáng 6/7, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội đã chính thức mở cửa đón khách tham quan. Trong ảnh, các em học sinh trường Trung học cơ sở Thụy Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tới tìm hiểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh thông qua các hiện vật trưng bày. (Ảnh: Thành Đạt)

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng cùng các đại biểu tham quan Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. (Ảnh: Thành Đạt)

Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng cùng các đại biểu tham quan Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. (Ảnh: Thành Đạt)

Nằm tại số 81 đường Tân Nhuệ, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra Quyết định thành lập số 5764/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 theo nguyện vọng của gia đình Đại tướng. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - con trai cố Đại tướng chia sẻ, ngay từ năm 1986, gia đình đã ấp ủ ý tưởng sẽ làm một không gian lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật về Đại tướng.

Nằm tại số 81 đường Tân Nhuệ, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra Quyết định thành lập số 5764/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 theo nguyện vọng của gia đình Đại tướng. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - con trai cố Đại tướng chia sẻ, ngay từ năm 1986, gia đình đã ấp ủ ý tưởng sẽ làm một không gian lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật về Đại tướng.

Tòa nhà Bảo tàng được xây dựng từ tháng 10/2021 đến tháng 6/2022, với thiết kế kiến trúc lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, nơi Đại tướng và gia đình từng sinh sống, dựa trên ký ức và những kỷ niệm sâu sắc của các thành viên gia đình từ năm 1958 đến 1986.

Tòa nhà Bảo tàng được xây dựng từ tháng 10/2021 đến tháng 6/2022, với thiết kế kiến trúc lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, nơi Đại tướng và gia đình từng sinh sống, dựa trên ký ức và những kỷ niệm sâu sắc của các thành viên gia đình từ năm 1958 đến 1986.

Một cựu chiến binh tới tham quan bảo tàng.

Một cựu chiến binh tới tham quan bảo tàng.

Mỗi hiện vật được trưng bày đều ẩn chứa những câu chuyện riêng về cuộc đời Đại tướng.

Mỗi hiện vật được trưng bày đều ẩn chứa những câu chuyện riêng về cuộc đời Đại tướng.

Bảo tàng được tổ chức theo tám chủ đề chính: Quê hương-Cách mạng miền trung; Việt Bắc; xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền bắc; Cách mạng miền nam; Ngày 6/7; Tấm lòng những người ở lại; Gia đình-Hành trình tiếp nối. Bên cạnh đó là các tiểu đề: Bình Trị Thiên khói lửa; Nông nghiệp, Đối ngoại, Văn hóa văn nghệ, Thể thao, “Ông tướng du kích”... Qua đó, làm nổi bật chân dung Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người lãnh đạo tài trí, có tầm nhìn chiến lược.

Bảo tàng được tổ chức theo tám chủ đề chính: Quê hương-Cách mạng miền trung; Việt Bắc; xây dựng Quân đội; Xây dựng hòa bình ở miền bắc; Cách mạng miền nam; Ngày 6/7; Tấm lòng những người ở lại; Gia đình-Hành trình tiếp nối. Bên cạnh đó là các tiểu đề: Bình Trị Thiên khói lửa; Nông nghiệp, Đối ngoại, Văn hóa văn nghệ, Thể thao, “Ông tướng du kích”... Qua đó, làm nổi bật chân dung Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, người lãnh đạo tài trí, có tầm nhìn chiến lược.

Bảo tàng còn có hai không gian sống động được phục dựng, mang đến nhiều xúc cảm chân thực cho người xem là gian phòng làm việc trước đây của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc của Đại tướng ở Trung ương Cục miền nam.

Bảo tàng còn có hai không gian sống động được phục dựng, mang đến nhiều xúc cảm chân thực cho người xem là gian phòng làm việc trước đây của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc của Đại tướng ở Trung ương Cục miền nam.

Bảo tàng cũng dành không gian trang trọng trưng bày hơn 100 đầu sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng, hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Bảo tàng cũng dành không gian trang trọng trưng bày hơn 100 đầu sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng, hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Đặc biệt, không thể không nói đến hệ thống 23 pho tượng đồng được tạo tác công phu gắn liền những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu cùng thời với Đại tướng, như: Cụm tượng Bác Hồ đến thăm gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Việt Bắc; cụm tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tuyên bố chung tại Hội nghị các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân thế giới năm 1960, hai bên là các đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh;...

Đặc biệt, không thể không nói đến hệ thống 23 pho tượng đồng được tạo tác công phu gắn liền những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu cùng thời với Đại tướng, như: Cụm tượng Bác Hồ đến thăm gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Việt Bắc; cụm tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tuyên bố chung tại Hội nghị các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân thế giới năm 1960, hai bên là các đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh;...

Du khách tham quan các hiện vật tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Du khách tham quan các hiện vật tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Thông qua mỗi chủ đề, hình ảnh, hiện vật, người xem có cơ hội hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn về một vị tướng tài ba, một Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có tư duy đột phá trong xây dựng quân đội chính quy, cũng là một vị tướng của phong trào xây dựng nông thôn.

Thông qua mỗi chủ đề, hình ảnh, hiện vật, người xem có cơ hội hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn về một vị tướng tài ba, một Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có tư duy đột phá trong xây dựng quân đội chính quy, cũng là một vị tướng của phong trào xây dựng nông thôn.

Nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc nhận định: Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chứa đựng những giá trị không thể đong đếm, bởi đây không chỉ là bảo tàng về một danh nhân, mà còn phản ánh cả một thời đại lịch sử với những nhân vật lịch sử lớn đương thời. Ông Dương Trung Quốc đề xuất, cần tiếp tục sưu tầm tư liệu, đặc biệt là tư liệu từ nước ngoài để nhân lên giá trị của bảo tàng.

Nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc nhận định: Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chứa đựng những giá trị không thể đong đếm, bởi đây không chỉ là bảo tàng về một danh nhân, mà còn phản ánh cả một thời đại lịch sử với những nhân vật lịch sử lớn đương thời. Ông Dương Trung Quốc đề xuất, cần tiếp tục sưu tầm tư liệu, đặc biệt là tư liệu từ nước ngoài để nhân lên giá trị của bảo tàng.

Bảo tàng cũng dành một góc giới thiệu những hình ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chụp cùng gia đình, người thân; những lá thư viết tay từng ra bắc vào nam chứa đựng tình yêu son sắt đã được thử thách trong khói lửa chiến tranh của Đại tướng và vợ là bà Nguyễn Thị Cúc; những khoảnh khắc Đại tướng với các con...

Bảo tàng cũng dành một góc giới thiệu những hình ảnh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh chụp cùng gia đình, người thân; những lá thư viết tay từng ra bắc vào nam chứa đựng tình yêu son sắt đã được thử thách trong khói lửa chiến tranh của Đại tướng và vợ là bà Nguyễn Thị Cúc; những khoảnh khắc Đại tướng với các con...

Chiếc máy chữ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sử dụng từ năm 1964 đến năm 1966.

Chiếc máy chữ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sử dụng từ năm 1964 đến năm 1966.

Nhiều bạn trẻ cũng đã tới thăm bảo tàng và để lại những dòng cảm tưởng xúc động.

Nhiều bạn trẻ cũng đã tới thăm bảo tàng và để lại những dòng cảm tưởng xúc động.

(Ảnh: Thành Đạt)

(Ảnh: Thành Đạt)

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-kham-pha-nhung-cau-chuyen-thu-vi-tai-bao-tang-dai-tuong-nguyen-chi-thanh-post761069.html