Khu bảo tồn ở Nghệ An bí mật đặt bẫy ảnh, hàng loạt động vật quý hiếm lộ diện

Nhằm đánh giá các loài linh trưởng ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An), cán bộ kiểm lâm đã đặt bẫy ảnh kỹ thuật số ghi lại những khoảnh khắc đẹp về các loài động vật quý hiếm.

Mới đây, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Mạnh - Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt) cho biết, nơi đây là một trong 3 vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An.

Khu bảo tồn này đã được các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là có tính đa dạng sinh học cao, với nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm.

Về thực vật, đã xác định được 2.425 loài và dưới loài thuộc 885 chi, 208 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Đã thống kê được 130 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó 112 loài có trong sách đỏ Việt Nam.

Cán bộ kiểm lâm đặt bẫy ảnh tại khe Nậm Cân, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: Khu bảo tồn Pù Hoạt cung cấp

Cán bộ kiểm lâm đặt bẫy ảnh tại khe Nậm Cân, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: Khu bảo tồn Pù Hoạt cung cấp

Về động vật, đã xác định được 1.315 loài thuộc 221 họ, 56 bộ. Thống kê được 199 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau, trong đó 91 loài có trong sách đỏ Việt Nam.

Để ghi lại hình ảnh các loài động vật hoạt động vào ban đêm hoặc rất nhạy cảm với sự xuất hiện của con người, đơn vị đã tiến hành đặt các bẫy ảnh ở một số nơi trong khu bảo tồn.

Vượn má trắng (con đực) được ghi nhận tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển

Vượn má trắng (con đực) được ghi nhận tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển

Ông Mạnh thông tin, việc ứng dụng bẫy ảnh trong điều tra, giám sát đa dạng sinh học đã giúp ghi nhận và khẳng định sự có mặt của nhiều loài thú, trong đó có các loài nguy cấp, quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN.

Kết quả thu được từ bẫy ảnh còn giúp xác định được các mối đe dọa và nguy cơ tác động đến sự đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, bảo tồn một cách hiệu quả.

Voọc xám được chụp ở TK6, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: Khu bảo tồn Pù Hoạt cung cấp

Voọc xám được chụp ở TK6, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ảnh: Khu bảo tồn Pù Hoạt cung cấp

Hoạt động này còn cung cấp, khẳng định hiện trạng động vật ở Pù Hoạt. Đây là tư liệu quý giúp cho đơn vị quảng bá, tuyên truyền về những loài động vật quý hiếm, cần được bảo vệ và cấm săn bắt.

Cũng theo ông Mạnh, mỗi năm đơn vị có khoảng 30 - 40 lần cử người xuống các thôn, bản giới thiệu cho nhân dân về những loài động vật quý hiếm đang có ở Khu bảo tồn Pù Hoạt cần được bảo vệ.

Ngoài ra, khu bảo tồn cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động cứu hộ và thả vào môi trường tự nhiên các loài thú hoang dã được cứu hộ thành công.

Một số hình ảnh do Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cung cấp:

Cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt lắp đặt bẫy ảnh

Cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt lắp đặt bẫy ảnh

Một cá thể hoẵng tại Hón Túi, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong

Một cá thể hoẵng tại Hón Túi, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong

Khỉ mặt đỏ tại khe Nậm Cân, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong

Khỉ mặt đỏ tại khe Nậm Cân, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong

Cầy vòi mốc tại khe Nậm Cân, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong

Cầy vòi mốc tại khe Nậm Cân, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong

Chồn vàng ở Hón Túi, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong

Chồn vàng ở Hón Túi, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong

Quốc Huy

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/khu-bao-ton-o-nghe-an-bi-mat-dat-bay-anh-hang-loat-dong-vat-quy-hiem-lo-dien-2327435.html