Người Hà Nội đến phố Phùng Hưng sống lại thời kỳ hào hùng thuở xưa

Trong nắng thu vàng rực rỡ, phố Phùng Hưng tấp nập người đến chụp ảnh với các hoạt cảnh 3D dựng lại thời kỳ kháng chiến chống Pháp và thời khắc Thủ đô giải phóng.

Nằm trong chuỗi sự kiện 70 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954-10/10/2024), chương trình Ký ức Hà Nội – 70 năm diễn ra tại phố Phùng Hưng đang là điểm đến yêu thích của người dân.

Nằm trong chuỗi sự kiện 70 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954-10/10/2024), chương trình Ký ức Hà Nội – 70 năm diễn ra tại phố Phùng Hưng đang là điểm đến yêu thích của người dân.

Đây là con phố thuộc quận Hoàn Kiếm, nổi tiếng với những bức bích họa dọc theo bờ tường của tuyến đường sắt phía Bắc, với những chiếc đèn lồng lung linh huyền ảo. Mùa thu này, phố còn đặc biệt hơn với những mô hình 3D về Hà Nội thời kỳ kháng chiến, cho nên sáng cuối tuần lượng người đổ về rất đông. Nhiều thiếu nữ, phụ nữ xúng xính áo dài để chụp ảnh.

Đây là con phố thuộc quận Hoàn Kiếm, nổi tiếng với những bức bích họa dọc theo bờ tường của tuyến đường sắt phía Bắc, với những chiếc đèn lồng lung linh huyền ảo. Mùa thu này, phố còn đặc biệt hơn với những mô hình 3D về Hà Nội thời kỳ kháng chiến, cho nên sáng cuối tuần lượng người đổ về rất đông. Nhiều thiếu nữ, phụ nữ xúng xính áo dài để chụp ảnh.

Chương trình do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các chuyên gia văn hóa, lịch sử tổ chức. Ký ức Hà Nội – 70 năm được dựng lại theo hai giai đoạn: thời kỳ 1946 đến trước ngày giải phóng: là giai đoạn quân và dân chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Giai đoạn 2 là thời khắc chiến thắng, người dân đón quân ta trở về.

Chương trình do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các chuyên gia văn hóa, lịch sử tổ chức. Ký ức Hà Nội – 70 năm được dựng lại theo hai giai đoạn: thời kỳ 1946 đến trước ngày giải phóng: là giai đoạn quân và dân chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Giai đoạn 2 là thời khắc chiến thắng, người dân đón quân ta trở về.

Bên cạnh những bức bích họa vốn có sẵn ở phố Phùng Hưng, ban tổ chức còn sắp đặt thêm những hình ảnh sinh động về đời sống sinh hoạt trong thời chiến.

Bên cạnh những bức bích họa vốn có sẵn ở phố Phùng Hưng, ban tổ chức còn sắp đặt thêm những hình ảnh sinh động về đời sống sinh hoạt trong thời chiến.

Ban tổ chức rất dụng công với nghệ thuật sắp đặt, từ các mô hình nhà cửa, đôi dép cao su cho đến các nghệ sĩ hóa thành chiến sĩ bảo vệ Thủ đô năm nào.

Ban tổ chức rất dụng công với nghệ thuật sắp đặt, từ các mô hình nhà cửa, đôi dép cao su cho đến các nghệ sĩ hóa thành chiến sĩ bảo vệ Thủ đô năm nào.

Chính sự bài trí chân thực này đã thu hút sự quan tâm và yêu mến của người dân. Các thế hệ từ em nhỏ, giới trẻ đến trung niên, người lớn tuổi đều xin chụp ảnh cùng các “chiến sĩ”.

Chính sự bài trí chân thực này đã thu hút sự quan tâm và yêu mến của người dân. Các thế hệ từ em nhỏ, giới trẻ đến trung niên, người lớn tuổi đều xin chụp ảnh cùng các “chiến sĩ”.

Hầu hết những cô, bác phái nữ đều mặc áo dài để đến phố chụp ảnh, lưu lại những kỷ niệm đẹp về một Hà Nội oai hùng.

Hầu hết những cô, bác phái nữ đều mặc áo dài để đến phố chụp ảnh, lưu lại những kỷ niệm đẹp về một Hà Nội oai hùng.

Mô hình 3D được dàn dựng dọc phố, khá thoáng để mọi người tìm hiểu và chụp ảnh mà không phải chen chúc.

Mô hình 3D được dàn dựng dọc phố, khá thoáng để mọi người tìm hiểu và chụp ảnh mà không phải chen chúc.

Hầu hết người dân đều đứng chụp ảnh ở bức tường với khẩu hiệu này. Chị Lan Phương, nhà ở phố Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Ban đầu mình nghĩ đưa các con lên đây để tìm hiểu thêm về lịch sử Hà Nội. Nhưng thực sự là đến nơi mình rất xúc động. Những hoạt cảnh ở đây khiến mình thấy biết ơn và trân trọng nhiều hơn thế hệ cha anh đã chiến đấu kiên cường trong kháng chiến. Mình cũng dạy được các con bài học sâu sắc hơn về lòng yêu nước”.

Hầu hết người dân đều đứng chụp ảnh ở bức tường với khẩu hiệu này. Chị Lan Phương, nhà ở phố Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Ban đầu mình nghĩ đưa các con lên đây để tìm hiểu thêm về lịch sử Hà Nội. Nhưng thực sự là đến nơi mình rất xúc động. Những hoạt cảnh ở đây khiến mình thấy biết ơn và trân trọng nhiều hơn thế hệ cha anh đã chiến đấu kiên cường trong kháng chiến. Mình cũng dạy được các con bài học sâu sắc hơn về lòng yêu nước”.

Không chỉ các gia đình nhỏ, rất nhiều bạn trẻ cũng đến đây chụp ảnh, quay clip.

Không chỉ các gia đình nhỏ, rất nhiều bạn trẻ cũng đến đây chụp ảnh, quay clip.

Các em nhỏ đều lần lượt được bố mẹ cho cầm Quốc kỳ ghi lại khoảnh khắc “khải hoàn”, mừng quân đội ta trở về sau cuộc chiến đấu gian khổ.

Các em nhỏ đều lần lượt được bố mẹ cho cầm Quốc kỳ ghi lại khoảnh khắc “khải hoàn”, mừng quân đội ta trở về sau cuộc chiến đấu gian khổ.

Không gian phố rộng rãi, nhiều cây, thoáng mát nên đến đây bất kỳ ai cũng có tâm trạng vui vẻ và hào hứng.

Không gian phố rộng rãi, nhiều cây, thoáng mát nên đến đây bất kỳ ai cũng có tâm trạng vui vẻ và hào hứng.

Chương trình sẽ kéo dài đến ngày 13/10, mọi người đến tự do nên nếu bận rộn bạn vẫn còn nhiều thời gian để sắp xếp một “hành trình trở về Hà Nội 70 năm trước” tại phố Phùng Hưng.

Chương trình sẽ kéo dài đến ngày 13/10, mọi người đến tự do nên nếu bận rộn bạn vẫn còn nhiều thời gian để sắp xếp một “hành trình trở về Hà Nội 70 năm trước” tại phố Phùng Hưng.

Thủy Nguyên

Nguồn Du lịch TP.HCM: https://tcdulichtphcm.vn/du-khao/nguoi-ha-noi-den-pho-phung-hung-song-lai-thoi-ky-hao-hung-thuo-xua-c14a83390.html