Nhiều thách thức trong công tác xuất khẩu lao động ở Hoa Lư

Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) vẫn là hướng đi quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, huyện Hoa Lư đã tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận với các chính sách ưu đãi của tỉnh trong XKLĐ. Tuy nhiên, năm 2018, trong tổng số 141 người đi XKLĐ thì có gần 2/3 trong số đó là đi theo kênh của 'cò' môi giới, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tiếp nhận hồ sơ dự thi tiếng Hàn tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh.

Ở thôn Phú Gia,xã Ninh Khang, kinh tế của gia đình ông Phạm Khắc Dũng có sự đổi thay rõ rệtsau khi có người thân đi XKLĐ. Ngôi nhà hai tầng khang trang với đầy đủ tiệnnghi của gia đình ông đã thay thế ngôi nhà cấp 4 năm nào. Ông Dũng cho biết,cách đây gần chục năm, vợ ông quyết định đi XKLĐ với khát vọng phát triển kinh tế,thay đổi cuộc sống cho gia đình. Để đủ kinh phí đi lao động có thời hạn ở ĐàiLoan - một trong những thị trường lao động tiềm năng lúc bấy giờ, gia đình ôngmạnh dạn vay thêm hơn 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Công việccủa vợ ông Dũng ở Đài Loan là làm giúp việc gia đình, với mức lương trên 10triệu đồng/tháng.

Chỉ sau 1 năm, gia đình ông đã trả xong khoản nợ vay ngânhàng và bắt đầu có tích lũy. 3 năm sau đó, cùng với số tiền ông Dũng ở nhà tíchcóp từ cấy 8 sào ruộng và chăn nuôi thêm, gia đình đã xây dựng được ngôi nhà hai tầng khangtrang bậc nhất của thôn thời điểm bấy giờ. Sau gần 10 năm làm việc ở Đài Loan,kinh tế gia đình ông Dũng đã ổn định, do đó cuối năm nay, vợ ông quyết định sẽvề hẳn nhà để chăm sóc con, cháu. “Nếu không mạnh dạn đi XKLĐ, nếu không tìmhiểu kỹ và lựa chọn được công ty làm công tác XKLĐ thực sự có uy tín thì có lẽkinh tế của gia đình tôi sẽ vẫn còn khó khăn nhiều lắm. Những năm gần đây, tỉnhta có nhiều chính sách hỗ trợ để người dân đi XKLĐ, tôi nghĩ, những người dânthuộc các đối tượng được hỗ trợ, còn trong độ tuổi lao động nên mạnh dạn tậndụng cơ hội này”- ông Dũng chia sẻ.

Xã Ninh Khang,huyện Hoa Lư hiện có trên 5.590 người trong độ tuổi lao động, trong đó có gần3.000 người đang làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. ÔngNguyễn Văn Tín, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Khang cho biết, tính riêng trong năm2018, toàn xã có 12 người đi XKLĐ. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 1 lao động đixuất khẩu theo kênh của doanh nghiệp đã được Sở Lao động, Thương binh và Xã hôịthẩm định và lựa chọn tham gia thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác XKLĐ của tỉnh.Còn lại, chủ yếu là người dân đi theo kênh do bạn bè, người thân giới thiệu.“Tất nhiên, mọi doanh nghiệp có đủ năng lực thì đều có quyền cạnh tranh bình đẳngtrong việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Sự đa dạngvề lĩnh vực, thị trường sẽ tạo điều kiện để người lao động có thêm nhiều sự lưạchọn phù hợp với trình độ, điều kiện kinh tế… Tuy nhiên, vấn đề là người dâncần có sự sáng suốt khi lựa chọn doanh nghiệp, nếu không sẽ vừa mất tiền và mấtcả cơ hội. Chúng tôi vẫn khuyến khích người dân nên tìm hiểu và lựa chọn nhữngdoanh nghiệp đã được tỉnh ta thẩm định và cấp phép”- ông Nguyễn Văn Tín nói.

Những lo ngại cuaổng Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Khang là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, hiện nay córất nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người đi XKLĐ, tuynhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được như lời họ hứa. Bà Lê Thị KimDung, Phó Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hoa Lư kể chochúng tôi nghe về trường hợp của anh Đặng Thanh Quyết, xã Trường Yên. Anh Quyếttừng đi XKLĐ ở Malaysia theo lời giới thiệu của một “cò” chuyên môi giới XKLĐ ởtỉnh Nghệ An. Theo hợp đồng, anh Quyết sẽ làm việc trong thời hạn 3 năm vơícông việc là thợ xây dựng với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên,khi sang đến nơi, công việc của anh Quyết không đúng và cũng không đều đặn nhưnhững lời hứa trong bản hợp đồng. Chỉ gần 1 năm sau, anh Quyết không có việc đểlàm và buộc phải trở về nước. Khoản tiền chắt bóp trong gần 1 năm vất vả bên xứngười cũng vừa đủ để trả khoản tiền vay thêm lúc đi. Nhưng như lời anh Quyết,thì anh vẫn còn may mắn hơn nhiều người đi cùng đợt vì có người trở về nước màvẫn phải gánh khoản nợ lớn trên vai…

Qua trao đổi vơíngành chức năng, được biết, môi giới XKLĐ là người trung gian giữa người laođộng và các công ty có chức năng đưa người đi làm việc ở nước ngoài. Mục đíchchính của những người làm môi giới là hưởng hoa hồng khi giới thiệu lao độngcho công ty và nhận tiền phí môi giới từ người lao động. Việc đi XKLĐ qua “cò”môi giới, người lao động không nắm được bất kỳ thông tin về việc làm cũng nhưthu nhập tại nước ngoài. Trong trườnghợp người lao động gặp phải những tai nạn trong quá trình làm việc tại nướcngoài cũng sẽ không có bảo hiểm hoặc không được tiền bồi thường từ doanhnghiệp. Không những vậy, việc lao động phá vỡ hợp đồng với công ty môi giơíkhiến họ trở thành lao động bất hợp pháp. Lúc này, người lao động không đượchưởng các quyền lợi như bảo hiểm và các khoản trợ cấp khác, không được công tyhỗ trợ, uy tín của công ty môi giới cũng như lao động người Việt Nam tại nướcsở tại cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng…

Rủi ro là vậy,nhưng mặc dù được các ngành chức năng, các địa phương tích cực tuyên truyền,cảnh báo và thậm chí chứng kiến không ít trường hợp “khuynh gia bại sản” vì điXKLĐ theo đường dây… lừa, song dường như vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh người laođộng ở Hoa Lư. Năm 2018, trong tổng số 141 lao động đi XKLĐ thì chỉ có 53 ngươìđi theo Đề án- nghĩa là đi theo doanh nghiệp do Sở Lao động, Thương binh và Xãhội thẩm định và cấp phép, còn lại là đi theo môi giới, theo giới thiệu của bạnbè, người thân. Thực trạng này, chắc chắn không chỉ có riêng trên địa bàn huyệnHoa Lư. Thời gian tới, thiết nghĩ bên cạnh nỗ lực của các ngành, đơn vị liênquan thì các doanh nghiệp được cấp phép cũng cần tích cực, chủ động hơn nưãtrong việc tiếp cận, tuyên truyền, hướng dẫn… người lao động có nhu cầu điXKLĐ, để định hướng, giúp cho họ lựa chọn được thị trường lao động phù hợp vàhiệu quả.

Bài, ảnh: ĐàoHằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nhieu-thach-thuc-trong-cong-tac-xuat-khau-lao-dong-o-hoa-lu-20190702083150456p3c24.htm