Những loại rau càng đắng càng bổ, chữa được nhiều bệnh
Những loại thực phẩm có vị đắng này có thể không phải món ăn yêu thích của bạn nhưng chúng lại cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, hơi cay, mùi hắc, tính ấm nóng. Loại rau này có tác dụng sát trùng, an thai, trị đau bụng do giun đũa.
Ngải cứu tần gà, chim, rán với trứng, nấu lẩu đều là những món dễ ăn và bổ dưỡng. Ngoài ra, ngải cứu cùng với gừng tươi, quế sắc lấy nước có thể trị đau bụng, cảm sốt, trúng hàn, nhức đầu.
Mướp đắng
Thành phần mướp đắng (khổ qua) chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Loại quả này có thể giúp hồi phục hồi sau thai nghén, tay chảy, tiểu đường, tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.
Bên cạnh đó, mướp đăng cũng chứa nhiều chất oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa.
Do không chịu được vị đắng, nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm mướp với nước muối trước khi chế biến. Tuy nhiên, đây là việc làm sai lầm đánh mất giá trị dinh dưỡng của món ăn. Thay vào đó, bạn có thể thêm một ít gừng hoặc hạt tiêu để làm giảm đi vị đắng khi nấu.
Rau diếp
Các loại rau thuộc họ rau diếp có vị đắng, có thể ăn nhiều mà không sợ béo. Loại rau này chứa nhiều vitamin, chất diệp lục. Ăn rau diếp thường xuyên giúp thanh nhiệt, giải độc, an thần, lợi sữa, nhuận tràng...
Rau diếp có thể ăn sống, làm salad, xay sinh tố, luộc hoặc nấu canh đều được.
Rau cần tây
Cần tây có vị đắng nhẹ, không quá nồng. Loại rau này chứa đến 95% là nước và mỗi cây cần tây chỉ chứa khoảng 4 calo. Đây là lý do vì sao nhiều ngưởi sử dụng loại rau này trong chế độ ăn kiêng giảm cân.
Cải Kale
Cải Kale chứa hàm lượng lutein cao. Đây là một chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Ngoài ra, loại rau này còn bổ sung nhiều chất khoáng, vitamin A, K... cần thiết có sức khỏe con người.
Măng tây
Măng tây có vị đắng, tác dụng lợi tiểu. Cứ 100 gram măng tây lại chứ93,7 gram nước và nhiều chất khoáng như canxi, phốt pho. Ngoài ra, măng tây có chứa hợp chất asparagin có tác dụng với quá trình phục hồi tế bào cơ của cơ thể.
Măng tây có thể dùng để ăn sống, luộc hoặc sắc lấy nước uống để chữa thận yếu, tăng cường hoạt động trí óc.