Quyền tự chủ chiến lược trong ngành bán dẫn – Bài cuối: Lời giải tạm thời

Khi cuộc chạy đua công nghệ Trung-Mỹ dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt và gia tăng các khoản trợ cấp liên quan đến công nghệ, EU được cho là đã phản ứng chậm chạp.

Lượng máy móc sản xuất chip nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng 90%. Ảnh: TTXVN

Lượng máy móc sản xuất chip nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng 90%. Ảnh: TTXVN

Theo Viện nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS), trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài những năm gần đây, Liên minh châu Âu (EU) vẫn giữ thái độ cẩn trọng. Khi cuộc chạy đua công nghệ Trung-Mỹ dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt và gia tăng các khoản trợ cấp liên quan đến công nghệ, EU được cho là đã phản ứng chậm chạp.

Bất chấp Đạo luật Chip châu Âu, các quốc gia thành viên EU đã phải đối mặt với những khó khăn trong việc thống nhất về phân bổ nguồn tài trợ liên quan, tạo ra trở ngại về cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính đối với tiềm năng phát triển công nghệ của khu vực.

* Tác động ngược của biện pháp kiểm soát xuất khẩu

Trong khi Mỹ tìm cách cạnh tranh với Trung Quốc

thông qua các hạn chế thương mại, điều này có thể đã tạo ra động lực để Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái trong nước. Thực tế cho thấy trong quý IV/2023, sau khi Mỹ hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc, lượng máy móc sản xuất chip nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng 90%. Rõ ràng, hệ sinh thái nội bộ của Trung Quốc không có kế hoạch chuyển trọng tâm sang nơi khác.

Với khoản đầu tư của Chính phủ Trung Quốc vào nghiên cứu-phát triển (R&D), dự trữ thiết bị và các chương trình đào tạo nhân tài ở nước ngoài, sự nổi bật của nước này trong việc phát triển chuyên môn về chất bán dẫn có thể làm lu mờ những nỗ lực của Mỹ trong việc kiểm soát xuất khẩu.

* Thế tiến thoái lưỡng nan của châu Âu

EU đang ở trong thế giằng co trong cuộc đua công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi EU nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh chuỗi cung ứng, thì hành động lập pháp lại đòi hỏi sự đồng thuận và quyết định chung của tất cả 27 quốc gia thành viên. Về mặt chính trị, các nỗ lực giảm thiểu rủi ro của EU vẫn còn rời rạc và thiếu nhất quán.

Vào ngày 2/9/2024, Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn châu Âu (ESIA) đã kêu gọi cải tổ Đạo luật Chip EU, thúc giục các chính phủ hỗ trợ nhiều hơn để bù đắp tổn thất do các hạn chế thương mại.

Tại thời điểm này, điều quan trọng là EU phải chủ động đánh giá tình hình. Mặc dù các hạn chế thương mại không nhất thiết gây bất lợi cho một ngành công nghiệp nhất định, nhưng các chính phủ cần cung cấp viện trợ để bù đắp tổn thất. Như ông Draghi chỉ ra trong báo cáo của mình, con đường hướng tới tự chủ của

châu Âu tạo ra một khoản "chi phí bảo hiểm" và nó cần được giảm thiểu thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.

Liên quan đến khả năng cạnh tranh của châu Âu, tính khả thi của mục tiêu tự chủ sản xuất 20% trong lĩnh vực bán dẫn vẫn còn là dấu hỏi. Không giống như Mỹ, nơi sản xuất chip chiếm 40% nguồn cung toàn cầu vào năm 1990, năng lực sản xuất bán dẫn của châu Âu không vượt quá 15% trong 40 năm qua. Ngay cả với trợ cấp của chính phủ, câu hỏi vẫn là liệu EU có thực sự thúc đẩy khả năng cạnh tranh sản xuất của mình hay không.

Cựu Chủ tịch ECB Mario Draghi. Ảnh: THX/TTXVN

Cựu Chủ tịch ECB Mario Draghi. Ảnh: THX/TTXVN

*Giải pháp trước mắt

Trong sách lược của mình, ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khuyến nghị một chiến lược gồm bốn yếu tố. Đầu tiên, tài trợ cho đổi mới và thành lập các phòng thử nghiệm gần các trung tâm xuất sắc hiện có. Thứ hai, cung cấp các khoản tài trợ hoặc ưu đãi thuế R&D cho các công ty không có nhà máy hoạt động trong lĩnh vực thiết kế chip và xưởng đúc trong các phân khúc chiến lược được lựa chọn. Thứ ba, hỗ trợ tiềm năng đổi mới của chip chính thống. Thứ tư, phối hợp các nỗ lực của EU trong đóng gói 3D tiên tiến, vật liệu tiên tiến và quy trình hoàn thiện ở phía sau.

Duy Tùng (TTXVN tại Brussels)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/quyen-tu-chu-chien-luoc-trong-nganh-ban-dan-bai-cuoi-loi-giai-tam-thoi/350865.html