Sự khác biệt của Tết cổ truyền Việt Nam xưa và nay
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, con người, đất nước, mọi thứ dần thay đổi phát triển để thích nghi với hiện tại. Vì thế mà ngày Tết cổ truyền Việt Nam cũng dần thay đổi theo từng thời kì.
Tết cổ truyền Việt Nam xưa
Thời xưa, ngày Tết không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà quan trọng hơn quanh năm mọi người làm ăn vất vả, chỉ có ngày Tết mới được thưởng thức những món ngon. Do đó, việc chuẩn bị cho việc ăn Tết rất được chú trọng. Nào là nuôi heo chuẩn bị thịt đón Tết, gói bánh chưng cũng được chuẩn bị từ rất sớm ngay từ đầu tháng Chạp.
Tết xưa.
Món ăn kèm dưa hành thời xưa luôn xuất hiện trong mỗi nhà dịp Tết, dưa hành đứng vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam xưa: “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”.
Không khí Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi mọi nhà đều tiễn ông Táo lên chầu Trời. Từ ngày 24 Tết trở đi, không khí trở nên rộn rã, trẻ con rộn rã xem đốt pháo ì đùng ở sân đình.
Người lớn thì đi tạ mộ ông bà, lau dọn bàn thờ tổ tiên, tổng vệ sinh nhà cửa,…Từ ngày 27 – 30 tháng Chạp, nhà nhà lo mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, quấy chè lam, nấu kẹo lạc,…
Tết cổ truyền Việt Nam hiện nay
Tết nay.
Cùng với sự phát triển đất nước, đời sống ngày càng đủ đầy nên việc ăn uống trong ngày Tết hiện đã không còn quá quan trọng. Nếu như xưa kia, cả năm chỉ đợi đến ngày Tết để được ăn miếng bánh trưng, thịt lợn, gà... thì nay bánh trưng được bán quanh năm ngoài chợ, thịt cá là những thức ăn hàng ngày.
Do đó, đây không còn là những món ăn đặc biệt, cơ bản trong ngày Tết nữa. Nhiều gia đình vẫn duy trì việc gói bánh trưng nhưng chỉ là để vui, để cho có không khí ngày Tết.
Việc chuẩn bị Tết cũng không phải cầu kỳ, vất vả như trước. Mọi mặt hàng từ hoa quả, bánh trái, thực phẩm, đồ uống... đều có sẵn, chỉ dành ra một, hai buổi là có thể sắm đủ. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều gia đình còn chọn cách đón Tết theo xu hướng du lịch nước ngoài.
Tuy khác biệt về việc chuẩn bị cho Tết cổ truyền Việt Nam, nhưng chung quy lại thì người Việt vẫn ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong việc thờ cúng tổ tiên và quan trọng là các thành viên trong gia đình sum vầy, quây quần cùng nhau đón Tết.