Không phải người chơi đờn chuyên nghiệp, cũng không phải tài tử, anh Lương Thành Bờ (ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) gắn bó với từng cung đàn theo một cách khác - làm ra những cây đờn để người chơi thỏa mãn đam mê. Anh cũng biết rao các loại đờn. Với anh, biết rao để cảm âm và thẩm định sản phẩm mình làm ra đã đến 'độ chín' hay chưa.
Long An vốn được xem là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử (ĐCTT). Toàn tỉnh có 1 nghệ nhân nhân dân (đã mất) và 7 nghệ nhân ưu tú (NNƯT), trong đó có 2 nữ nghệ nhân ca.
Cục Văn hóa cơ sở (thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ sẽ tổ chức hội thi nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT); Không gian ĐCTT năm 2022 nhằm tôn vinh và quảng bá loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng từ ngày 7 đến 12-4 tại TP Cần Thơ.
Hàng chục năm qua, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Long, 66 tuổi, âm thầm mở lớp dạy nhạc lễ và tài tử miễn phí ở phường Long Thành Bắc, thị xã Hòa Thành.
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 520/QĐ-BVHTTDL về việc Tổ chức Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử; Không gian Đờn ca tài tử năm 2022.
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại hình giải trí độc đáo và mới mẻ, âm nhạc dân tộc đang ngày một phai nhạt trong xã hội hiện đại. Thế nhưng có những nghệ nhân vẫn ngày đêm dành hết tình yêu, nhiệt huyết ra sức giữ gìn để âm nhạc dân tộc không bị mai một. Trong số đó, có nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Long (phường Long Thành Bắc, thị xã Hòa Thành).
Các nghệ nhân ưu tú (NNƯT) của tỉnh Long An vẫn miệt mài 'giữ lửa' cho nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT), múa bóng rỗi. Mùa dịch, cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn nhưng vẫn chưa tiếp cận được nguồn hỗ trợ nào.
Hồi ký của cố Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê đã ghi rõ câu chuyện lãng mạn, đầy chất tài tử Nam bộ như sau: Vào năm 1939, nhà thơ Xuân Diệu đang làm việc tại Sở Thương chánh tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang); còn nhà thơ Huy Cận mới đậu bằng kỹ sư Canh nông tại Hà Nội, đang vào Nam thăm Xuân Diệu.
Theo tin từ các học trò của Nghệ nhân Nhân dân Lê Thanh Tùng, ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 22 giờ 10 phút ngày 30-4 do bệnh già, hưởng thọ 72 tuổi.
Theo ông chủ của 'Người đẹp Bình Dương' ngày trước, nhạc phẩm duy nhất thuộc thể loại Cha Cha Cha được nữ danh ca Lệ Thu thu âm trong sự nghiệp ca hát của mình chính là nhạc phẩm: 'Chàng là ai', sáng tác khá nổi tiếng trước đây của nhạc sỹ Nguyễn Hữu Thiết.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là niềm tự hào của đất sen hồng, không chỉ để lại ngón đờn cổ truyền dân tộc mà còn để lại triết lý nhân sinh cho bao thế hệ người dân Đồng Tháp
Vừa bước vào nhà anh Nguyễn Mạnh Hùng (xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), chúng tôi nghe văng vẳng tiếng cải lương đang phát. Anh Hùng cười nói: 'Suốt ngày vậy đó, nên chắc tại vậy mà tôi yêu cải lương, tài tử'.
Hệ thống bài bản là nền tảng và đôi cánh giúp cho các nghệ nhân, tài tử thể hiện được sáng tạo và'chất phiêu'của mình trong nghệ thuật Đờn ca tài tử. Hệ thống đó gồm 20 bài bản tổ - vốn là tinh hoa của bộ môn nghệ thuậtđộc đáo này.
Cần Đước (tỉnh Long An)vốn được xem là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử. Nơi đây từng nổi danh với câu: Tiếng đàn Cần Đước xuân xanh/ Giai kìm, Quýnh gáo, Quế Tranh, Lòng cò. Những ngày giáp Tết, chúng tôi có dịp về Cần Đước để được nghe tiếng đờn dìu dặt của hậu duệ những danh cầm ngày trước.
Chiều cuối năm, tại căn nhà nhỏ ở TP Cao Lãnh, tôi được nghe câu chuyện tình đẹp như cổ tích của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo và Người đẹp Sóc Trăng có tên Nguyễn Thị Trâm Anh. Mối tình kéo dài hơn 80 năm.
Trong giới đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ, Mộng Vân là nghệ sĩ đa tài. Ông là một trong những môn đệ của lò Nhạc Khị (Bạc Liêu), cái nôi của đờn ca tài tử Nam bộ và nơi đã đào tạo hàng loạt nhân tài cho cải lương, trong đó có nhạc sĩ Cao Văn Lầu (đồng môn với Mộng Vân).