Quá trình nghiên cứu công điền ở Nam Kỳ Lục tỉnh

Pháp chiếm Nam Bộ trước toàn quốc đến một phần tư thế kỷ, nên đã có những bài báo cáo hoặc tham luận về công điền công thổ ở đây trước.

Hé lộ nơi đầu tiên có điện ở Việt Nam: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, là cái tên không ai ngờ đến

Năm 1892, nước ta xuất hiện thành phố đầu tiên có đèn điện chiếu sáng. Nhưng địa phương này không phải Hà Nội hay Sài Gòn như nhiều người nghĩ.

Đổi thay trên quê hương cách mạng Ứng Hòa

Tại Hà Nội, có không ít làng quê một thuở là nơi nuôi giấu cán bộ, gánh chịu bom đạn và những trận càn quét của địch. Qua gian khó, qua chiến tranh, giờ đây những miền quê giàu truyền thống cách mạng ấy đang từng ngày 'thay da, đổi thịt', cuộc sống người dân ngày một ấm no.

Những cơn bão lớn đi qua Hà Nội trong quá khứ

Theo một số tài liệu ghi nhận, từ những năm 1880 cho đến cuối thập niên 1910, có 3 cơn bão lớn quét qua Hà Nội và gây thiệt hại nặng nề cho thành phố.

Về những cuộc họp lịch sử ở làng Dương Húc

Cuối năm 1939, Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ ra chủ trương chuyển hình thức hoạt động của các tổ chức cộng sản từ hoạt động công khai, hợp pháp, sang hình thức bí mật. Thực hiện chủ trương chuyển trọng tâm công tác về vùng nông thôn, gấp rút xây dựng hệ thống các cơ sở chính trị bí mật vững chắc ở Đình Bảng (Bắc Ninh), chàng thanh niên Nguyễn Đức Nguyện (tên thật của cố Chủ tịch Lê Quang Đạo) cùng một số đồng chí khác được giao nhiệm vụ chuẩn bị các cơ sở tin cậy và lo công tác bảo đảm an toàn, nơi ăn chốn ở để đón các đồng chí lãnh đạo của Đảng về hoạt động.

Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Ðảng ta đã huy động lực lượng vũ trang (LLVT), kết hợp với lực lượng quần chúng tiến hành khởi nghĩa, từ khởi nghĩa từng phần ở các địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc. Trong không khí sục sôi của cuộc Tổng khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Ðảng tỉnh, LLVT tỉnh đã sớm được xây dựng, tích cực, chủ động chuẩn bị về mọi mặt để cùng với Nhân dân trong tỉnh và cả nước tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi.

Cây Thị - Đất Anh hùng trên đường đổi mới

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xã cây Thị (Đồng Hỷ) đóng vai trò là cơ sở cách mạng 'trạm giao liên', nhân dân nơi đây đã chung sức làm tốt nhiệm vụ dẫn đường, nuôi giấu, bảo vệ an toàn cho hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ... Tiếp nối truyền thống, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Cây Thị vẫn luôn đoàn kết, nỗ lực vượt khó xây dựng quê hương.

Trở lại mảnh đất Trường Xô

Cách đây 79 năm, tháng 9-1945, tại mảnh đất Trường Xô, Hội nghị cán bộ đảng toàn tỉnh được tổ chức. Hội nghị công bố quyết định của Xứ ủy Bắc kỳ, chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên gồm 8 đồng chí, đồng chí Ngô Nhị Quý làm Bí thư. Mảnh đất Trường Xô năm xưa nay là tổ dân phố Dộc Mấu, thị trấn Đu, Phú Lương, đổi thay rõ rệt từng ngày.

Đổi thay ở ngôi làng được tặng thưởng Bằng có công với nước

Thành lập cách đây hơn 100 năm, làng Ấp (trước kia là Ấp Thọ Cầu, nay sáp nhập với thôn Thọ Cầu thành thôn Thọ Cầu Ấp, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng) là làng giàu truyền thống cách mạng. Thời kỳ đầu thành lập, làng chỉ có khoảng trên 20 hộ gia đình, phần đông là dân từ làng Thụy Sơn, xã Tân Sơn (Kim Bảng) và một số gia đình từ huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định tới lập ấp. Dưới chế độ thực dân phong kiến, phần đông người dân làng Ấp không có ruộng, phải đi làm thuê cho địa chủ để sinh sống. Cuộc sống hết sức cơ cực, lầm than.

Về ngôi làng có hai Bí thư Tỉnh ủy thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám

Những ngày tháng Tám, gợi nhớ trong tâm tưởng mỗi người về một mùa Thu Cách mạng lịch sử. Một mùa Thu giành lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân sau bao năm trường chịu cảnh tối tăm, nô lệ. Nhân dịp này, tôi về thăm làng Mao Xá, quê hương của đồng chí Lê Công Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam năm 1930 - 1932 và đồng chí Lê Huy Toán, Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thanh Hóa (1940 - 1942) cùng nhiều đồng chí lão thành cách mạng khác.

Đổi thay trên quê hương cách mạng Thượng Trưng

Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã vận dụng sáng tạo nhiều giải pháp, vượt qua khó khăn để phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Dấu ấn lịch sử ở chùa cổ Mai Sơn

Với vị trí liền kề sông Cầu, đường bộ và đường thủy thuận lợi, mảnh đất Kha Sơn (Phú Bình) được Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ lựa chọn làm An toàn khu II. Trước năm 1945, Kha Sơn là chốn đi về của nhiều cán bộ Việt Minh. Nằm trong cụm di tích lịch sử Kha Sơn, chùa Mai Sơn ở xóm Mai Kha ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Danh sỹ đất Châu Cầu

Là một trong những danh tướng có tài triều Nguyễn, tên tuổi và sự nghiệp của Bùi Văn Dị đã làm rạng danh dòng họ Bùi ở đất Châu Cầu cổ kính hằng trăm năm. Những cống hiến cũng như tài năng văn chương Bùi Văn Dị đã làm cho truyền thống yêu nước và thi ca của Hà Nam được bồi đắp dày thêm. Hậu thế gọi ông là danh sỹ đất Châu Cầu Bùi Văn Dị.

Việt Nam giải phóng quân trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), khi thời cơ phát động chiến tranh du kích, thực hành khởi nghĩa giành chính quyền bộ phận đã chín muồi, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị 'Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta' (12/3/1945). Trong đó nêu rõ phải: 'Tổ chức thêm nhiều bộ đội du kích và tiểu tổ du kích' và 'thành lập Việt Nam cứu quốc quân'[1]. Từ ngày 15 đến ngày 20/4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ được triệu tập bàn những việc cần kíp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Về nhiệm vụ xây dựng các lực lượng vũ trang (LLVT), hội nghị quyết định thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân cùng các tổ chức vũ trang khác thành một LLVT thống nhất mang tên Việt Nam Giải phóng quân (VNGPQ) để cùng nhân dân tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà Chiến khu cách mạng Mường Khói

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), sáng 27/8, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã thăm, tặng quà cán bộ và nhân dân Chiến khu cách mạng Mường Khói tại xã Ân Nghĩa và xã Tân Mỹ (Lạc Sơn). Cùng đi có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở LĐ-TB&XH, Huyện ủy, UBND huyện Lạc Sơn.

Đời sống của vua 130 năm trước qua ghi chép của nhà thám hiểm Pháp

Dưới quan sát của Marcel Monnier, nhà vua sống giữa thái hậu, thái phi; công việc của ngài thì quá nhiều.

Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9: Hà Nội mùa thu năm ấy

Khi biết tôi có ý định viết về những 'địa chỉ đỏ' ở Hà Nội, có người bảo: 'Hà Nội vốn đã là một địa chỉ đỏ rồi'. Điều đó rất đúng, nhưng thực tâm tôi vẫn muốn viết về những 'địa chỉ đỏ' cụ thể và đầy đủ hơn.

Đinh Công Tráng: 'Tài lưu thiên hạ, nổi danh Bắc kỳ'

Dù không phải người con của xứ Thanh nhưng tên tuổi ông đã gắn bó thân thương với đất và người quê Thanh, ông là Đinh Công Tráng, một trong những thủ lĩnh tài năng xuất chúng của khởi nghĩa Ba Đình - đỉnh cao của phong trào chống thực dân Pháp hưởng ứng Chiếu Cần Vương trên đất Thanh Hóa.

Thăm chiến khu cách mạng Mường Khói

Trong không khí của những ngày mùa thu Tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp về thăm chiến khu Mường Khói, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia - một trong những cái nôi của phong trào cách mạng tỉnh Hòa Bình.

Phong trào cách mạng ở Tuyên Quang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương

Phong trào cách mạng hình thành, phát triển. Chi bộ Mỏ Than và Ban cán sự Đảng ra đời.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Sơn La

Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là sự kiện trọng đại mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam. Đây cũng là mốc lịch sử lớn lao của đồng bào các dân tộc Sơn La, từ thân phận nô lệ đã vươn lên thành người làm chủ bản mường.

Những địa danh mang dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám tại Hà Nội

Những địa danh lịch sử tại Thủ đô Hà Nội như Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.

Người lãnh đạo Tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Hà Nội

Cách mạng tháng Tám thành công đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, đưa đất nước thoát khỏi sự áp bức bóc lột gần 100 năm của thực dân Pháp, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhìn lại chặng đường 79 năm, thành công của Cách mạng tháng Tám đã khẳng định sức mạnh của lòng dân, thể hiện niềm tin mãnh liệt của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chính sức mạnh đại đoàn kết đã đưa cách mạng vượt qua khó khăn, từng bước giành thắng lợi. Và trong thành công ấy có sự đóng góp rất quan trọng của đồng chí Nguyễn Khang, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội.

Đi tìm những giả thuyết về nguồn gốc phở Hà Nội

Phở là đề tài hấp dẫn, thôi thúc nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến dành nhiều thời gian, công sức tìm hiểu từ nhiều năm nay. Với ông, phở Hà Nội ẩn chứa bên trong đó nhiều câu chuyện hết sức thú vị.

Người chỉ huy đầu tiên của Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn

Ngày 23/1/1941, Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn - đơn vị tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam chính thức thành lập tại khu rừng Khuổi Nọi (thôn Vũ Lâm, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn). Đồng chí Lương Văn Tri, Ủy viên Ban Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ vinh dự trở thành Đội trưởng đầu tiên của đội, Chỉ huy trưởng khu căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Là cán bộ chính trị, quân sự tài năng của Đảng, đồng chí đã có nhiều đóng góp, cống hiến lớn lao trong sự hình thành và phát triển của Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn (về sau được gọi là Cứu quốc quân I).

Tư liệu đặc biệt về chế độ điền thổ và công cuộc khai phá miền đất phía Nam

'Chế độ công điền, công thổ trong lịch sử khẩn hoang Nam kỳ Lục tỉnh' của học giả Nguyễn Đình Đầu là công trình nghiên cứu quá trình khẩn hoang lập ấp và chế độ công điền công thổ của Nam kỳ Lục tỉnh từ cuối thế kỷ XVI khi lưu dân người Việt bắt đầu công cuộc khai phá vùng đất này, cho đến khi Thực dân Pháp xâm chiếm vào năm 1860. Tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu trong quá trình nghiên cứu: tư liệu trong thư tịch Hán Nôm, tư liệu khảo sát của người Pháp khi mới chiếm Nam kỳ.

Tình hình ruộng đất và nông nghiệp ở Tuyên Quang thời kỳ Pháp thuộc (1884 - 1945)

Ngày 17-3-1918, Anbe Xarô - Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập một trường nông nghiệp thực hành ở Tuyên Quang, trực thuộc Sở Canh nông và Thương mại Bắc Kỳ, để làm nơi thực hành của học sinh Trường cao đẳng Nông Lâm Hà Nội (thành lập cùng thời gian từ ngày 21-3-1918).

Tuyên Quang thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945)

Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, đầu hàng quân Pháp, nhưng cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang vẫn liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và bè lũ tay sai.

Ảnh hiếm về các dinh thự Pháp ở Hà Nội năm 1900

Cùng xem loạt ảnh các công trình bề thế của người Pháp ở Hà Nội năm 1900 được in trong ấn phẩm 'Bắc Kỳ năm 1900' (Le Tonkin en 1900) xuất bản ở nước Pháp đầu thế kỷ 20.

Giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh Quảng Phú Cầu

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Ứng Hòa, Hà Nội và chiến thắng Khu Cháy (25/7/1954 - 25/7/2024), Trường THCS Quảng Phú Cầu đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, giáo viên, học sinh.

Công đoàn Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 -28/7/2024); kỷ niệm 92 năm ngày đồng chí Nguyễn Đức Cảnh hy sinh (31/7/1932 - 31/7/2024), chiều 31/7, tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (TP Hải Phòng), đoàn cán bộ Công đoàn Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP đã dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Xúc động ngắm Hà Nội năm 1885 qua bộ ảnh cực quý

Cánh cổng ngang trên phố Hàng Ngang, chùa Báo Ân soi bóng xuống hồ Hoàn Kiếm, cửa Pháp Quốc nhìn từ phố Thợ Khảm... là những hình tư liệu hiếm có về Hà Nội năm 1885

Lãnh đạo huyện Thọ Xuân dâng hoa, dâng hương tại Di tích Lịch sử cách mạng Yên Trường

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Đảng bộ huyện Thọ Xuân (22/7/1930 – 22/7/2024), sáng 22/7, Huyện ủy Thọ Xuân tổ chức dâng hoa, dâng hương tại Di tích lịch sử cách mạng Yên Trường, xã Thọ Lập.

Tuyên Quang xếp thứ 3/14 tỉnh miền núi phía Bắc Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo phổ điểm trung bình, Tuyên Quang xếp thứ 22 toàn quốc, xếp thứ 3/14 tỉnh miền núi phía Bắc với điểm trung bình là 6,75 điểm.

Dâng hương tưởng niệm đồng chí Hoàng Quốc Việt

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng 15/7, Đoàn đại biểu do Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Huỳnh Thanh Xuân làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài đồng chí Hoàng Quốc Việt (phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh).

Lịch sử hình thành tỉnh Lào Cai

Lào Cai thành lập ngày 12/7/1907 nhưng bối cảnh thành lập tỉnh Lào Cai như thế nào? Vì sao tỉnh dân sự Lào Cai lại thành lập muộn so với một số tỉnh trong vùng? Các đơn vị hành chính Lào Cai khi mới thành lập bao gồm những châu, huyện nào?...

Thiệu Hóa dâng hương nhân kỷ niệm 94 năm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ huyện (10/7/1930 - 10/7/2024), sáng 10/7, các đồng chí lãnh đạo huyện Thiệu Hóa cùng cán bộ và đông đảo Nhân dân trong huyện đã đến dâng hoa, dâng hương tại Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương ở làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến.

95 năm khẳng định vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân

Chặng đường 95 năm xây dựng và phát triển, trải qua 13 kỳ Đại hội, Công đoàn Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bờ Hồ nhuộm cả nét thu rồi

Đường phố Lê Thái Tổ nằm trên đất của sáu thôn thuộc huyện Thọ Xương (Thăng Long) xưa. Tuy vậy phố chỉ dài gần 700 mét, bắt đầu từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tới ngã tư Tràng Thi - Bà Triệu. Con đường lượn cong theo Bờ Hồ nên phố Lê Thái Tổ được coi là duyên dáng nhất Hà Nội. Chợt một đôi bạn trẻ sắp cưới tới chụp ảnh bên hồ làm tâm hồn tôi thơi thới: 'Mùa thu đi qua từng ngõ nhỏ/ Ơi! Hồ Gươm như một bài thơ' (Nguyễn Đức Toàn).

Công đoàn Viên chức Việt Nam: Đổi mới, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, với sự nỗ lực cố gắng của các thế hệ cán bộ, đoàn viên, đứng đầu là các đồng chí Chủ tịch, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã từng bước trưởng thành, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống Công đoàn Việt Nam.

79 mùa xuân lớn lên cùng đất nước

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái 79 năm trước ghi dấu ấn quan trọng trong ngày 30/6/1945, tại Đình Hiền Lương khi Xứ ủy Bắc Kỳ họp quyết định thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đến tháng 9/1945, Trung ương quyết định giải thể Ban Cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ và thành lập Tỉnh ủy Yên Bái.

Đảng bộ tỉnh Yên Bái sau gần 80 năm xây dựng và phát triển

Gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, trong từng giai đoạn lịch sử cách mạng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tổng hợp, năng động, sáng tạo giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực.

Khám phá báo chí Việt Nam trước năm 1945

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), người xem có thể tìm hiểu về những ấn phẩm báo chí đầu tiên ở Việt Nam qua triển lãm 3D 'Báo chí Việt Nam trước năm 1945' do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thực hiện.

Hình ảnh chưa từng thấy trong triều đình nhà Nguyễn

Hoàng hậu Nam Phương là người đầu tiên đi ra khỏi cung cấm, xuất hiện bên cạnh Hoàng đế trong những nghi lễ chính thức, những cuộc thăm viếng, những hoạt động riêng về mặt xã hội.

Những công trình kiến trúc độc đáo trên phố Ngô Quyền

Phố Ngô Quyền dài 1220m từ phố Hàng Vôi đến Hàm Long, với khoảng 50 số nhà chủ yếu là các cơ quan, công sở, trong đó có nhiều công trình kiến trúc cổ, độc đáo, nổi tiếng.