Phát hiện loài thú cổ trong hang động ở Hà Nam

Phát hiện di tích động vật, bao gồm vỏ nhuyễn thể cùng với xương, răng của các loài thú nhỏ. Chúng là nguồn thức ăn quan trọng của cư dân cổ trong quá khứ. Đặc biệt, lần đầu tiên trong di tích khảo cổ học tiền sử đã phát hiện xương của loài Chuột cộc.

Quần thể danh thắng Tam Chúc - Nơi lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử, văn hóa

Trên mảnh đất Hà Nam, một miền đất cổ nằm ở cửa ngõ phía Nam Kinh đô Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội, nơi hội tụ và giao thoa kinh tế, văn hóa giữa các vùng miền, tiền nhân đã để lại một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ cả về lĩnh vực vật thể và phi vật thể. Nhận thức sâu sắc về giá trị các di tích khảo cổ, những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã chú trọng việc nghiên cứu khảo cổ học, trong đó đặc biệt là các dấu tích, hiện vật được phát hiện tại Quần thể danh thắng Tam Chúc.

Cận cảnh di cốt người niên đại 10.000 năm phát hiện tại Tam Chúc

Các nhà khảo cổ đã phát hiện di cốt người niên đại 10.000 năm trong cuộc khai quật tại hang đội 4, vùng lõi quần thể danh thắng Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.