Nhiều năm qua, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô coi là giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.
Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội đã có văn bản về việc tăng cường tuyên truyền sử dụng ứng dụng iHanoi.
Cho rằng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ chính trị, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trong thời gian tới, Hà Nội cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Ngày 19/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU 'Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh'. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Thales và Chính quyền Thủ đô mới sẽ tăng hợp tác phát triển khái niệm thành phố thông minh, gồm nhận dạng kỹ thuật số, quản lý các hệ thống máy bay không người lái, an ninh mạng và trung tâm dữ liệu.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có Điều 17, 18 đề cập đến chính sách đãi ngộ nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu.
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào sáng ngày 27/11. Liên quan đến quy định về chính sách thu hút nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chế độ thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết 'Góp ý hoàn thiện quy định về thu hút nhân tài; chế độ thu nhập của cán bộ công chức, viên chức tại Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)' của Đại biểu Trần Thị Thu Đông - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô … với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản. Nội dung này đang thu hút được sự quan tâm lớn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô. Rất nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bên cạnh việc chú trọng làm rõ các chính sách, cơ chế đặc thù cũng cần quan tâm làm rõ quy định về thu hút nhân tài phục vụ sự phát triển chung của Thủ đô.
Theo Chương trình kỳ họp thứ 6, Dư án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại Hội trường vào sáng 27/11. Tham gia góp ý vào dự thảo luật, các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô là cần thiết, phù hợp nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị, cần quy định rõ ràng, khả thi chính sách đặc thù cho cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô.
Thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tính tự chủ của chính quyền Thủ đô, xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài của Thủ đô; bảo tồn di sản, hỗ trợ cho văn hóa, phát triển không gian sáng tạo.
Các ĐBQH đều nhất trí việc cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) để xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, là động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước.
Theo chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 10/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Quan tâm tới quy định về thu hút nhân tài, tham gia góp ý tại Tổ 10, đại biểu Trần Thị Thu Đông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho rằng, Dự thảo Luật đã thể hiện được cơ bản tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra nhưng vẫn mang tính định hướng chính sách mà chưa tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng.
Chiều 10/11, thảo luận tại Tổ 10 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) các đại biểu đề nghị cần tập trung quy định các cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô trên những lĩnh vực quan trọng để cụ thể hóa chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển Thủ đô. Trong đó, cần có tính đột phá, rõ nét hơn về quy định thu hút nhân tài tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).