Vụ cháy ở Hà Đông: Nhiều tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ gia đình nạn nhân, xót xa đám tang của 4 bà cháu

Sau vụ cháy xảy ra sáng 13/5 khiến 4 bà cháu tử vong, nhiều cơ quan, đoàn thể đã đến chia buồn, động viên hỗ trợ gia đình nạn nhân. Ngày 14/5, lễ viếng được tổ chức, trong dòng người đến viếng, có các em học sinh, phụ huynh, giáo viên các trường 3 em nạn nhân theo học khiến nhiều người chứng kiến không khỏi xót xa.

Hà Nội: Thăm hỏi, chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân vụ cháy nhà tại quận Hà Đông

Chiều 13-5, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương đã đến thăm hỏi, chia sẻ nỗi đau với gia đình thân nhân các nạn nhân của vụ cháy nhà số 24, phố Thành Công, tổ dân phố 8, phường Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội).

Hà Nội tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng có bệnh lý nền, bệnh tâm thần...tại 4 cơ sở trợ giúp xã hội

Các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại những cơ sở trợ giúp xã hội khi tiêm vaccine phòng Covid-19 xong rất phấn khởi và có sức khỏe ổn định, hiện đang được cán bộ y tế theo dõi.

Bảo đảm an sinh cho người lang thang, cơ nhỡ

Kể từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội (ngày 24-7) đến nay, tình trạng người lang thang, cơ nhỡ xin tiền trên đường phố cơ bản không còn bởi hầu hết những người này đã được thu dung, đưa về các trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng. Thành phố Hà Nội đã và đang tích cực vào cuộc, bảo đảm an sinh cho người lang thang, cơ nhỡ, 'không để ai bị bỏ lại phía sau' trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Hà Nội: Cố gắng không để người dân nào phải lang thang, cơ nhỡ

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân, người lao động, nhất là với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Cố gắng không để người dân nào phải thiếu ăn, thiếu mặc, phải lang thang, cơ nhỡ, các cơ quan, đơn vị chức năng thành phố Hà Nội và cộng đồng luôn quan tâm hỗ trợ họ bằng nhiều hình thức.

Trợ giúp người lang thang, ăn xin trong đại dịch

Trước tình trạng một số người lang thang, ăn xin vẫn xuất hiện trên các tuyến phố thuộc địa bàn Thủ đô trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã yêu cầu các trung tâm bảo trợ xã hội tăng cường phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, có phương án trợ giúp. Đây là giải pháp nhằm hỗ trợ kịp thời người lang thang, ăn xin, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Giúp người khuyết tật hòa nhập tốt hơn

Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17-6-2010 của Quốc hội nêu rõ, các nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông… phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Tuy vậy, trong thực tế vẫn có một bộ phận người khuyết tật chưa được hưởng đầy đủ các điều kiện kể trên khiến họ gặp khó khăn trong quá trình sinh sống, làm việc. Hiện các cơ quan chức năng đang rà soát những vấn đề này để tiếp tục có điều chỉnh, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Hà Nội thực hiện công tác chăm sóc người nghèo: Nhân văn, chu đáo và hiệu quả

Thực hiện yêu cầu 'không để ai bị bỏ lại phía sau', thời gian qua, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương của thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nghèo một cách nhân văn, chu đáo và hiệu quả. Nhờ đó, thành phố đã hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trước thời hạn 2 năm, cơ bản không còn hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở; không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Tái xuất hiện người lang thang ăn xin

Năm 2019, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với Công an thành phố đã tổ chức tập trung người lang thang xin tiền (ăn xin) trên phố, đồng thời xử phạt hành chính một số đối tượng có hành vi bảo kê đối với hoạt động này. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Hànôịmới trong những ngày đầu tháng 7-2020, tình trạng nêu trên lại tái diễn và hoạt động bảo kê cũng ngày càng phức tạp...