Sau bốn năm thực thi Hiệp định EVFTA, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản… được mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các thiết bị, công nghệ, kỹ thuật cao của EU.
Bước tiến lớn của Chỉ thị Báo cáo Phát triển bền vững (CSRD) trong việc đẩy mạnh thực hành phát triển bền vững là nhấn mạnh vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp, vốn là yếu tố chính, góp phần tạo ra các tác động của doanh nghiệp lên môi trường và xã hội, thay vì chỉ tập trung vào 'dấu chân' môi trường của bản thân doanh nghiệp.
EVFTA sẽ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam về chuyển đổi số, cụ thể là thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam.
Một trong những giải pháp để Việt Nam sớm đạt mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050 là phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp FDI châu Âu và quốc tế cũng cần năng lượng sạch để sản xuất trong khi chúng ta mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đó. Do vậy, Việt Nam cần sớm phát triển quy hoạch điện 8 và có những chính sách phát triển năng lượng tái tạo.
Chỉ thị báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp do Liên minh châu Âu ban hành sẽ có hiệu lực từ năm 2024 đối với một số ngành sẽ tác động sâu rộng đến các doanh nghiệp Việt Nam.
4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam thu hút gần 8,88 tỷ USD vốn FDI, bằng 82,1% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, vốn thực hiện khoảng 5,85 tỷ USD, giảm 1,2%.
Thu hút FDI EU vào Việt Nam được kỳ vọng tạo ra xung lực hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhưng dòng vốn này đang đối mặt với 2 thách thức mới là xu hướng đầu tư và tác động của biến động tỷ giá.