Vẫn mãi một tình yêu đối với sân khấu

'Như chỉ chờ có ánh đèn sân khấu sáng lên là các diễn viên, nghệ sĩ của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa lại cháy hết mình với các vai diễn. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc đã giữ chân họ ở lại với nghề dù biết rằng: không phải ở đâu và không phải lúc nào sân khấu cũng có khán giả hân hoan cổ vũ'.

Hai vợ chồng là Nghệ sĩ Nhân dân

Những năm 80 của thế kỷ trước, Nhà hát Lam Sơn đêm nào cũng sáng đèn lung linh. Người ta nô nức đến đặt mua vé xem Đoàn chèo Thanh Hóa diễn vở Đồng tiền Vạn Lịch. Kịch bản hay đã đành, nhưng người ta nô nức đến rạp còn để chiêm ngưỡng đôi trai thanh, gái lịch trên sân khấu.

Đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống (NTTT) Thanh Hóa - NSND Hàn Hải cho biết, trong suốt những năm qua Nhà hát NTTT luôn cố gắng, nỗ lực để đưa những thể loại NTTT đặc sắc như chèo, tuồng, dân ca kịch, cải lương... đến gần hơn với công chúng.

Thiếu hụt nguồn lực trẻ trên sân khấu nghệ thuật truyền thống: Nỗi lo từ nhà hát đến nhà trường!

Suốt thời gian qua, câu chuyện về sự thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ trên các sân khấu nghệ thuật truyền thống cả nước được nhắc tới nhiều. Không ít giải pháp được đưa ra, nhưng thiếu vẫn hoàn thiếu.

Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa và những bài toán khó

Vượt qua đại dịch COVID-19, cùng với các nhà hát trên toàn quốc, Nhà hát nghệ thuật truyền thống (NTTT) Thanh Hóa đã bắt tay vào luyện tập để tham gia biểu diễn, dự thi… Từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều hoạt động nghệ thuật đã diễn ra trong một không khí mới, với nhiều sự khởi sắc.

Giải bài toán 'già hóa' nguồn nhân lực sân khấu truyền thống

Nhiều nhà hát, đơn vị nghệ thuật sân khấu tại Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2023 vừa khép lại tuần qua bày tỏ những trăn trở về bài toán thiếu hụt lực lượng kế cận, bởi ngay từ 'đầu vào' đã không có người dự tuyển. Đó là lý do mà các cuộc thi tài năng đã rơi vào tình trạng 'già hóa'.

Đoàn Vĩnh Phúc đoạt một số giải trong Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo toàn quốc năm 2023

Cuộc thi Tài năng diễn viên Chèo, Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2023 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa đã bế mạc tối 17/5 tại Nhà hát Lam Sơn Với 3 trích đoạn của 5 diễn viên tham gia, Đoàn Vĩnh Phúc đã đoạt được 1 giải Nhất, 1 Giải Nhì và 2 giải Tài năng trẻ triển vọng.

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa giành Huy chương Vàng tại Liên hoan Sân khấu cải lương toàn quốc

Liên hoan Sân khấu cải lương toàn quốc diễn ra từ ngày 5 đến 20-11 tại tỉnh Long An, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã xuất sắc giành Huy chương Vàng cho vở diễn 'Điều còn lại'.

Nghệ thuật truyền thống trong thời đại mới: Khó và rất khó

Những buổi diễn dù ở nơi trung tâm đô thị hay các vùng quê đông kín khán giả, người ta nói với nhau tối nay có đoàn về diễn đấy, nhớ ăn cơm sớm để còn đi xem; người nghệ sĩ được người dân yêu mến nhớ mặt, biết tên... Ngày ấy, trong khó khăn chung của xã hội, người nghệ sĩ vẫn có thể vui vẻ sống trọn vẹn - sống khỏe với nghề. Còn các đoàn nghệ thuật, cũng không phải chật vật tìm kiếm nguồn thu... Và ngày ấy - thời kỳ được gọi là 'hoàng kim' của nghệ thuật truyền thống cách đây cũng không quá xa xôi, khi nó vẫn là ký ức đẹp của những nghệ sĩ đã có tuổi.

Nghệ thuật truyền thống - 'Mờ tỏ' ánh đèn: Tìm lại chỗ đứng

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa thành lập được xem là sự kiện đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển của nghệ thuật truyền thống (NTTT) tỉnh nhà. Từ đây, đã có rất nhiều kỳ vọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa NTTT; từng bước phát triển, tạo nên những thay đổi tích cực, nâng cao chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; từ đó nâng tầm, khẳng định vị thế của NTTT xứ Thanh trong toàn quốc. Tuy nhiên, sau gần 5 năm được thành lập, đến nay Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức. Trong đó, câu chuyện về việc tồn tại - phát triển đang được đặt ra với không ít trăn trở.

Đại hội Chi hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tại Thanh Hóa

Ngày 26-10, Chi hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam (NSSKVN) tại Thanh Hóa tổ chức đại hội khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024. Đến dự đại hội có Tiến sĩ Đăng Chương, Ủy viên BCH Hội NSSKVN; đại diện lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa, Phòng Văn hóa Văn nghệ - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đông đủ hội viên.

Vở chèo 'Vòng vây nghiệt ngã': Từ bài học thức tỉnh lương tâm

Đạo diễn - Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Hàn Hải - Phó giám đốc kiêm Trưởng Đoàn Chèo Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa, thổ lộ: Đã nhiều năm nay, sân khấu chèo xứ Thanh biểu diễn nhiều vở dân gian, chèo cổ góp phần gìn giữ nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Nhiều vở diễn và vai diễn đã giành được huy chương các loại trong các hội thi, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Lần này, nhà hát muốn thử sức ở một đề tài mới về môi trường, cụ thể là an toàn thực phẩm. Vì vậy, nhà hát đã xây dựng vở chèo 'Vòng vây nghiệt ngã' để phản ánh những vấn đề bức xúc được xã hội quan tâm, qua đó cảnh tỉnh lương tâm, nhất là những người đang hàng ngày trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.

Tín hiệu vui cho nghệ thuật Chèo

Dù cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, phương thức tự chủ vàn nhà hát biến thành Trung tâm đa thể loại đã thách thức vô cùng khắc nghiệt thì cũng không làm nguội lạnh ngọn lửa tình yêu Chèo của nghệ sĩ và công chúng.

Chờ đợi sự chuyển mình đổi mới của chèo

Chứng kiến khán giả nườm nượp, hồ hởi đến xem chèo kín sân khấu Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang trong 14 ngày diễn ra Liên hoan Chèo toàn quốc 2019, người làm nghề khấp khởi mừng, bởi sân khấu chèo vẫn luôn có khán giả.