Chợ ẩm thực 'nhà giàu' trên phố cổ

Ở Hà Nội có rất nhiều ngôi chợ lâu đời nổi tiếng, trong đó ngôi chợ gắn liền với người dân trong khu phố cổ là chợ Hàng Bè - một điểm đến quen thuộc, một không gian rất riêng của người Hà Nội.

Nhận diện Hà Nội

Hà Nội 1 tháng sau bão Yagi, cafe Bốn Mùa sát mép Hồ Gươm đẹp đến nao lòng. Dường như không còn chút nào của cây đổ, của bão, của gió bời bời vừa mới hôm nào. Những mầm xanh từ những thân cây bị bão quật ngã giờ đã bật ra, lộng lẫy.

Hà Nội, thành phố của những cây cầu

Hà Nội, cái tên gợi về một thành phố bên sông, thành phố phía trong sông. Cũng như bao thủ đô của mọi quốc gia nằm bên dòng sông, Hà Nội khát khao có nhiều cây cầu bắc qua sông Mẹ, kết nối giao thương, mở rộng không gian phát triển…

Biến tấu âm thanh thành phố

Con đường Hàng Bài (Hoàn Kiếm - Hà Nội) được xây từ khu đất lấp hồ Hữu Vọng (1886). Xưa, từ phố Vọng Đức tới ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay, những người bán cỗ bài tổ tôm, tài bàn, tam cúc đầy hai bên đường. Kẻ chợ đã có thơ: 'Đường về nẻo ấy ba thôn/ Tìm em ngõ vắng hay còn vườn quê/Vương tình, anh kẻ làm thuê/ Tổ tôm một ván ù về với em'. Đường Hàng Bài nối từ phố Huế tới Đinh Tiên Hoàng (dài 616m, rộng 14m).

'Mật lệnh hoa sữa' vì tình yêu Hà Nội

'Mật lệnh hoa sữa' là bộ phim truyền hình thuộc dự án phim 'Vì tình yêu Hà Nội' dự kiến phát sóng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã tổ chức sự kiện casting phim 'Hà Nội trong mắt em' và sau đó tiếp tục tổ chức buổi tuyển chọn diễn viên cho bộ phim 'Mật lệnh hoa sữa'.

Bài tham dự cuộc thi viết: 'Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào'Nỗ lực vì một Hà Nội 'đẹp từng centimet'

70 năm sau Ngày Giải phóng, diện mạo Thủ đô Hà Nội đã thay đổi nhanh chóng, mà rõ nét nhất, đáng kể nhất có lẽ là lĩnh vực giao thông.

BÀI 2: Góc nhìn không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa người Tràng An

Thời ngôi nhà vườn ở số 115 Hàng Bạc (số 6 Đinh Liệt) được xây dựng, chủ nhân của nó – vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh và cụ Phạm Thị Tề - được biết đến là một trong những đại gia nức tiếng ở đất Hà thành,'phất' lên nhờ nghề lọc vàng. Từ nơi khác tìm đến mảnh đất Thăng Long để sinh sống, buôn bán và dần dần tụ họp lại thành phường nghề, họ đã góp phần tạo nên những gam màu đặc trưng riêng về bức tranh Kẻ Chợ - góc nhìn không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa người Tràng An. Ngôi nhà vườn độc đáo này cũng là một trong những địa chỉ 'đỏ' được đưa vào cuốn sách 'The 36 Guild streets's area Hanoi's Ancient quarter' của Nhật hướng dẫn du lịch phố cổ Hà Nội.

Hoài niệm ở chốn Kinh kỳ

Bên cạnh cư dân người Việt có quê gốc tại chỗ, một số đông dân cư ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác về làm ăn sinh sống. Có một sự quần tụ nơi 'đất lành'

Tạo 'mã định danh' người Hà NôịBài cuối: Viết tiếp kỳ tích

Văn hóa và con người Thăng Long - Hà Nội được bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử là di sản vô cùng quý báu, để Hà Nội lập nên những kỳ tích trên mảnh đất Rồng bay.

Thú vui hàn huyên bên hè phố

Tập trung vào mỗi buổi sáng hàng ngày để hàn huyên đã trở thành thói quen của các ông, các bà cao tuổi sống lâu năm ở phố cổ, với đủ mọi câu chuyện: từ sức khỏe, gia đình, con cháu, đến chuyện của khu phố, chuyện láng giềng, chuyện chính trị xã hội, chuyện đời sống dân sinh…

Phở Nam Định khác phở Hà Nội thế nào?

Phở Nam Định và phở Hà Nội đều vừa trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, vậy điểm khác nhau giữa hai loại phở này là gì?

Thăng Long - Hà Nội: Văn hóa Việt hội tụ và tỏa sáng

Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay vẫn luôn là lựa chọn lý tưởng của các bậc hiền tài, danh nhân và mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội ở khắp mọi miền Tổ quốc. Có lẽ vì thế, Hà Nội trở thành nơi hội tụ, tỏa sáng của nhiều vùng văn hóa khác nhau, làm cho mảnh đất kinh kỳ mang vẻ đẹp và nét đặc trưng riêng lôi cuốn, hấp dẫn. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội hôm nay luôn tự hào về giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm văn hiến; để từ đó kế thừa và phát huy sức mạnh nội lực xây dựng Thủ đô ngày càng 'Văn hiến - Văn minh - hiện đại', xứng đáng là 'trái tim của cả nước'.

Giữ đình trong phố: Giữ nét văn hóa phố nghề của Hà Nội

Phố cổ Hà Nội xưa tập trung nhiều phường buôn bán. Mỗi phường phân bổ ở một con phố và người dân thường thờ tổ nghề trong các ngôi đình được xây dựng ngay trên con phố đó. Chính vì vậy mà dù diện tích khu phố cổ chỉ tương đương bằng một làng ở khu vực nông thôn, nhưng số lượng đình thờ tổ nghề lên tới vài chục. Tuy nhiên, giờ nhiều phố nghề đã mất, đình trong phố cũng cũng sẽ không còn giữ được hình dáng và ý nghĩa khởi nguồn nếu như không có những chính sách bảo tồn mạnh mẽ.

Kể chuyện làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội

Cuốn sách 'Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội' do Giáo sư Trần Quốc Vượng và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Hảo biên soạn, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, gồm hàng chục câu chuyện kể về tài năng sáng tạo của người dân Kẻ Chợ, tạo nên 'trăm nghề', 'trăm phường' đầy tự hào trên mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Xích lô thơ mộng Hà Nội

Khác biệt với tour xe buýt 2 tầng, tour xe điện, xe máy, xe đạp ... thì tour xích lô đã trở nên quen thuộc với nhiều du khách Hà Nội. Trên chiếc xe 3 bánh thô sơ, một Hà Nội thơ mộng, yên bình được thu nhỏ theo lăng kính cùng từng vòng bánh xe bon bon trên phố.

Bài tham dự Cuộc thi viết 'Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào':Người Hà Nội

Một thời gian dài, người ta thường né tránh hoặc rất thận trọng với câu hỏi, liệu rằng mình có phải là người Hà Nội?

Ký ức xưa khi làng lên phố

Nhắc tới làng xóm của người Việt, nhất là vùng ngoại thành của Kẻ Chợ xưa, người ta nhớ ngay lũy tre xanh, cây đa, bến nước, sân đình, những hồ ao phủ xanh các loại bèo, nước trong leo lẻo.

Còn đây Kẻ Chợ...

Ai đó nói thật đúng, 'Chợ là thương trường bán lộ thiên kỳ diệu, là nơi bùng nổ sắc màu, âm thanh, hương vị thiên nhiên, tính cách và xứ sở'.

Thận trọng khi tìm hiểu lịch sử

Khoảng chục năm trở lại đây, khi mạng xã hội đã và đang cho phép người dùng tạo ra cộng đồng chung mối quan tâm thông qua những nhóm (group), trang (page), lịch sử là một đề tài thu hút rất nhiều người mà trong số đó, người trẻ chiếm số đông.

Phố cổ Hà Nội còn lại bao nhiêu ngôi đình?

Thời thế biến đổi, đình làng dần biến mất trước sự ngơ ngác của phố thị.

Hà Nội những điều xưa cũ | Người Hà Nội | 26/05/2024

Kể từ khi mang tên Hà Nội, Thăng Long với dáng vẻ của một kinh đô truyền thống đã âm thầm thay đổi, và ngần ấy thời gian Hà Nội trở thành một thành phố đang phát triển hiện đại như ngày nay. Hà Nội bây giờ, nơi mà những lớp trầm tích của thời gian cùng hiện diện trong một thành phố: kiến trúc ở nơi Kẻ Chợ, kiến trúc đô thị kiểu Âu tây, tập thể thời bao cấp hòa quyện với những ngôi nhà đương đại.

Thênh thang phố nắng

Người ta từng gọi phố Tràng Tiền là phố 'Tây xịn' vì xây cả mái che vỉa hè của những ngôi nhà theo kiến trúc Pháp cổ. Đây là con phố được đặt móng cho những ngôi nhà hiện đại đầu tiên vào năm 1885. Người Pháp đã cho đấu thầu để xây các biệt thự cùng các kiến trúc văn hóa thể hiện hình ảnh 'Paris' thu nhỏ. Tràng Tiền mở màn cho công cuộc cải tổ khu kẻ chợ thành Hà Nội rất sôi động trong một thời gian dài.

Đò dọc: Chở người ngược xuôi, chở miền văn hóa

NXB Trẻ vừa ấn hành phiên bản mới cho tiểu thuyết Đò dọc của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Đây là một trong những tiểu thuyết được đánh giá cao nhất của nhà văn Bình Nguyên Lộc, từng giành được Giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1959 - 1960.

Khói huyền bay lên cây

Trong những phố 'Hàng' của Thăng Long xưa, ắt hẳn sắc thái phố Hàng Điếu là độc nhất vô nhị. Khoái khẩu 'đi mây về gió' từ hàng trăm năm trước cánh mày râu nào cũng nghiện. Đời nay vẫn vậy, mọi làng quê nhà nào cũng có ít nhất một cái điếu cày, hoặc điếu bát. Trên đường phố các quán chè chén luôn trưng điếu cày để dụ các đấng nam nhi sà vào bắn khói. Thế mới hay xưa có câu: 'Nhớ ai như nhớ thuốc lào/ Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên'.

Hà thành xưa trên phố Hà Nội nay

Trong sâu thẳm của nhiều người yêu Hà Nội đã từng có nỗi lo mơ hồ rằng: những vết dấu đậm sắc hương Hà thành sẽ bị cuốn phăng đi trong cơn lốc đô thị hóa và hội nhập văn hóa.

Chả cá Lã Vọng

Hà Nội có một con phố được đặt tên là Chả Cá. Phố trước đây có tên là Hàng Sơn, chuyên tập trung bán các loại sơn. Cuối thế kỷ XIX, có gia đình họ Đoàn ở phố này nghĩ ra cách làm món chả cá có hương vị đặc biệt.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị, trong đó có thanh âm của những tiếng rao. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

'Đò dọc' và những chuyến di dân gắn liền với biến động lịch sử, xã hội

'Đò dọc' là một trong những tiểu thuyết được đánh giá cao nhất của nhà văn Bình Nguyên Lộc, từng giành được Giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1959 - 1960.

Ngõ ngách quà vặt trên phố phường Hà Nội

Quà vặt không chỉ là những món ăn chơi cho vui miệng. Với mảnh đất thị dân như Hà Nội, quà vặt còn là một nét văn hóa, những thức quà ấy đã đổi thay cùng thăng trầm của thành phố.

'Đò dọc' - Chở người ngược xuôi, chở miền văn hóa

'Đò dọc' là cuốn tiểu thuyết tâm lý của nhà văn hóa Bình Nguyên Lộc. Đò dọc không chỉ chở những phận người ngược xuôi, còn chở cả một miền văn hóa đáng yêu, đáng nhớ.

Rạng ngời bình minh phố

Con đường ấy có những ngôi nhà được ví là xứ sở bình minh. Nơi đó luôn có tiếng gà cất lên tiếng gáy canh năm đánh thức những tia nắng còn ngủ quên nơi chân trời. Đã hàng trăm năm trước dân phố cổ Hà thành thường thức dậy như thế. Thuyền bè nhổ sào cập bến sông Tô. Các ngôi nhà trên phố kẽo kẹt chống cánh cửa tre lên bán hàng. Những ký ức ấy dội về trong tôi mỗi khi: 'Hàng Bừa, Hàng Cuốc, ngổn ngang/ Giở về Hàng Cót lại sang Hàng Gà' (Dạo chơi phố cổ).

'Áo mới' cho điểm đến văn hóa

Xóa bỏ cách vận hành khô cứng, xưa cũ, các điểm đến văn hóa (nhà hát, bảo tàng, di tích, lễ hội…) thời gian qua đang tự làm mới mình bằng cách tạo nên những không gian nghệ thuật đa sắc.

Phố xuân trong khung son

Đường phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm) như một gạch nối giữa khu kẻ chợ xưa với những con phố mới (phố Tây). Khu đất này vốn là một con đê bên Hồ Gươm cắt ngang ngã tư Hàng Bông - Hàng Gai kéo tới ngã ba Lý Thái Tổ (dài 431 mét).

Tết Mường áo mẹ bây giờ vẫn xanh

Tết về Mường, tôi thích nhất là được nhìn những váy áo rực rỡ sắc màu thổ cẩm đi lẫn vào sắc màu của cỏ cây non núi, của hoa xuân bừng lên trên đất nâu. Những váy áo thướt tha trên lối quen, dốc ngõ, dưới sân hội, dưới bóng mái sàn… cứ làm xao xuyến, mê đắm trong lòng đứa con gái Mường, đã mấy chục năm đi sống gửi nơi phố xá người Kinh kẻ chợ là tôi.

Ký ức Hà Nội trong lòng phố cổ

Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm - nơi mà những người muôn năm cũ ở Hà Nội luôn nhắc với cái tên Hội quán Quảng Đông nay đã trở thành một điểm hẹn văn hóa tựa như vùng ký ức của Phố cổ Hà thành.

Làng ven đô Hà Nội có 'biến mất'?

Những làng ven đô với các nghề độc đáo gia truyền vang danh một thời chỉ còn thấp thoáng ẩn hiện phảng phất màu cổ tích.

Cuộc hẹn với... bên kia Sông Hồng

Nói về Hà Nội, đất Thăng Long - Kẻ Chợ, từ xưa đến nay, phải nhắc đến sông Hồng. Con sông đã tạo ra 'bên kia sông Hồng' từ xa xưa, và nay những cây cầu đã nối liền đôi bờ, là chứng nhân lịch sử sự phát triển của Thủ đô.

Hà Nội tựa núi, nhìn sông

Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội với những giá trị về lịch sử, văn hóa đang được kỳ vọng sẽ 'biến hóa' thành không gian sáng tạo, không gian xanh và là nơi hiện thực hóa giấc mơ xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng.

Thương miền kẻ chợ

Hà Nội trong ký ức mỗi người từng gắn bó, từng đi qua đều tràn đầy những kỷ niệm tha thiết. Là những gánh hàng rong với tiếng rao văng vẳng khắp các nẻo đường; là những chợ cóc, chợ tạm nơi góc phố thân thương…

Không khí Tết ngập tràn trên phố cổ Hà Nội

Cận Tết Nguyên đán 2024, nhiều tuyến phố cổ Hà Nội lại được trang hoàng bởi sắc vàng, sắc đỏ, thu hút rất đông du khách tới tham quan và mua sắm.

Thưởng thức show diễn đón Tết đặc biệt ở Hà Nội

Chào đón Tết Giáp Thìn, Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (VICH) tổ chức Chương trình hát xẩm Tết show với chủ đề 'Chiếu hoa Kẻ Chợ'.

Tìm về chút bâng khuâng Hà Nội chiều cuối năm

Ngày cuối năm, phố xá vẫn tấp nập người qua kẻ lại. Trong cái lạnh cắt da cắt thịt, đường phố không thưa vắng mà vẫn nhộn nhịp bởi ai ai cũng hối hả, tất bật mưu sinh, mong cuối năm sắm sửa cho gia đình có một cái Tết đủ đầy viên mãn…

Những người đảm bảo an ninh, trật tự của chợ Đồng Xuân

Là những người đầu tiên đến và cũng là người cuối cùng ở lại chợ, những người bảo vệ ở chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn túc trực 24/24 mỗi ngày trong chợ, giữ gìn an ninh, bảo vệ hàng hóa và giữ an toàn cho ngôi chợ truyền thống sầm uất nhất Hà Nội - biểu tượng của phố cổ Hà Nội.

Khám phá Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm

Hà Nội vốn hấp dẫn bởi sự cổ kính, trầm mặc… với nhiều công trình kiến trúc cổ điển của châu Âu, châu Á và nét đặc trưng của Việt Nam rất rõ nét. Một địa điểm có được sự giao thoa của cả ba trường phái kiến trúc rất đặc biệt, được du khách luôn tìm đến, đó là Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.

Mặt hàng giúp chúa Trịnh kiếm vạn lượng bạc từ thương nhân Hà Lan

Thời phong kiến, vốn 'trọng nông ức thương' nhưng khi thấy các thương nhân nước ngoài thích các mặt hàng thủ công của ta, chúa Trịnh đã cho mở cửa buôn bán.

Phố cổ đặt tên theo mặt hàng bán, tại sao lại có tên phố Hàng Ngang?

Trước kia, các khu phố được lập nên do có các phường thợ đến buôn bán. Khi thợ thuyền dọn đi, tên phố cũng bị thay đổi.

Quy định về việc xây nhà cửa ở kinh kì thời xưa

Triều đình quy định khá nghiêm ngặt về việc xây dựng nhà cửa của dân chúng. Thương nhân giàu có, tiền bạc không thiếu, nhưng chưa chắc được ở trong nhà cao cửa rộng.

Hà Nội - tầm nhìn và khát vọng tương lai

Hà Nội trong ký ức là chốn kinh kỳ tụ hội, là đất Long thành 'đường giăng mắc cửi, phố ô bàn cờ'. Hà Nội hôm nay là Thủ đô - trái tim của cả nước, đêm ngày nghĩ suy, chuyển mình trong công cuộc xây dựng tái thiết đô thị.