Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường

Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 được Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) phát động với chủ đề 'Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa'. Qua đó, kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH), bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.

Bảo vệ môi trường thiết thực và hiệu quả

Ngày Môi trường thế giới 5/6/2024 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề 'Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa', nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên thế giới. Để triển khai hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Tháng hành động vì môi trường năm 2024, UBND tỉnh Sơn La đã có công văn số 2234/UBND-KT ngày 24/5/2024 chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2024.

Bộ Xây dựng: Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2024

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị trực thuộc treo băng rôn, pano, áp phích tại trụ sở để Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương năm 2024.

Hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn khi thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường trong EVFTA

Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu phát thải ra ngoài môi trường...

Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này giúp giải quyết các vấn đề tiêu cực như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Bài viết tìm hiểu một số vấn đề về phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

Sáng ngày 7/6, tại Hà Nội, hưởng ứng tháng Hành động vì môi trường, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết 10 năm công tác thông tin, tuyên truyền về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường giai đoạn 2013-2023.

Kinh tế tập thể tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương

Vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể, những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã vận động thành lập và hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho thành viên HTX và 9.935 lao động địa phương, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Đoàn kết toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu

Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) đã kết thúc vào ngày 13/11/2021, kéo dài thêm một ngày so với chương trình ban đầu.

Việt Nam thể hiện sự nỗ lực để giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu khi tham dự COP26

Nhận thức được những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực. Từ mỗi cá nhân người dân Việt Nam đều nỗ lực để bảo vệ môi trường.

COP 26 góp phần tạo lập tương lai bền vững - Bài cuối: Việt Nam chủ động ứng phó với thời tiết cực đoan

Thời tiết cực đoan đang là biểu hiện rõ rệt do tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2020, thời tiết cực đoan đã cướp đi hàng trăm sinh mạng và xóa sạch thành quả hàng chục năm về giảm nghèo của nhiều vùng trên cả nước.

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sớm hoàn thành việc sửa đổi Luật Đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng việc không thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Đất đai về công khai thông tin đã dẫn đến những rủi ro mà người dân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.