Chủ động cân đối ngân sách, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực tài chính

Sau 30 năm tái lập nền kinh tế tỉnh Ninh Bình đã có sự phát triển vượt bậc. Đặc biệt về lĩnh vực thu ngân sách trong 2 năm trở lại đây, Ninh Bình liên tục có số thu cao, trở thành một trong 13 tỉnh có số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đứng đầu toàn quốc. Với đà tăng trưởng này, là tiền đề quan trọng để tỉnh Ninh Bình hoàn thành sớm mục tiêu tự cân đối thu, chi ngân sách mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra. Trước thềm năm mới, Báo Ninh Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Hoàng Văn Kiên, TUV, Giám đốc Sở Tài chính về nội dung này.

Sản xuất công nghiệp: Những gam màu sáng

Năm qua, dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên bức tranh công nghiệp của Ninh Bình vẫn có nhiều gam màu sáng, cho chúng ta những tín hiểu khả quan về hướng đi đúng trong phát triển công nghiệp bền vững. Song những khó khăn trong thời gian qua đã bộc lộ hạn chế của ngành sản xuất công nghiệp đòi hỏi có những chiến lược bài bản, chính sách đột phá để có thể tự chủ trong mọi tình huống.

Kiểm tra tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy HTMT số 2

Ngày 8/1, các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra hiện trường về tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy HTMT số 2 tại Khu công nghiệp Gián Khẩu khu 50 ha mở rộng. Tham gia đoàn có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; Ban Dân vận Tỉnh ủy; các sở, ngành, địa phương liên quan.

Lễ khởi công dự án cải tạo nâng cấp đường ĐT.477

Trong không khí của những ngày đầu năm mới 2022, với tinh thần quyết tâm hành động, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu, quý đầu; lập thành tích chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2022), chào mừng 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình và mừng Xuân mới Nhâm Dần, ngày 8/1, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công công trình Cải tạo, nâng cấp đường ĐT.477 đoạn từ Ngã ba Gián Khẩu đến hết phạm vi Khu 50 ha mở rộng KCN Gián Khẩu.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2022

Ngày 6/1, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Nguyễn Cao Sơn, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Giao lưu kết nối trưởng các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình

Với mục đích xúc tiến quảng bá tiềm năng về sản xuất, thương mại, dịch vụ của các doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình, ngày 21/12, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình đã tổ chức chương trình Giao lưu kết nối với trưởng các cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.

Cải thiện mạnh mẽ, toàn diện môi trường đầu tư

Trong những năm qua, việc hình thành và phát triển khu công nghiệp của tỉnh đã đạt được kết quả tương đối toàn diện, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các khu công nghiệp đã thu hút được lượng vốn đầu tư khá lớn của các thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp

Mặc dù nền kinh tế nói chung bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng nhờ những chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư của tỉnh, đặc biệt sự tích cực triển khai các nhiệm vụ của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (KCN) đã góp phần thu hút dự án đầu tư vào tỉnh, giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt mục tiêu kép vừa chống dịch vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Hơn 200 người lao động tham dự chương trình 'Giọt hồng công nhân' năm 2021

Chiều 2/10, tại Công ty TNHH Great Global International (KCN Gián Khẩu, huyện Gia Viễn), Công đoàn các Khu công nghiệp phối hợp với Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức chương trình 'Giọt hồng công nhân' năm 2021. Đến dự có lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh.

Nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt trong phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp

Ninh Bình có 5/7 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động với tổng diện tích theo quy hoạch hơn 800 ha. Tổng số lao động làm việc tại các KCN đến nay là trên 40.000 người, trong đó có hơn 300 lao động là người nước ngoài và hơn 3.500 lao động ngoại tỉnh. Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một số doanh nghiệp tại các KCN đã có cách làm linh hoạt, sáng tạo, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc phòng ngừa dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Hơn 8.600 người lao động trong các Khu công nghiệp được tiêm vắc xin phòng dịch COVID-19

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 68 doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp. Trong đó có 8 doanh nghiệp có trên 1.000 lao động; 3 doanh nghiệp có từ trên 500 đến dưới 1.000 lao động; 24 doanh nghiệp có từ trên 100 đến dưới 500 lao động và 33 doanh nghiệp có dưới 100 lao động.

Thu hút lao động chất lượng cao bằng chính sách phù hợp

Để trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, những năm qua, cùng với việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, tỉnh ta đặc biệt qua tâm đến công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ lao động được đào tạo và giải quyết việc làm liên tục tăng, nhưng tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn xảy ra. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu cấp bách, phải có thêm nhiều chính sách phù hợp để thu hút, giữ chân lao động có tay nghề cao.

Doanh nghiệp Ninh Bình khát lao động

Hiện các doanh nghiệp ở Ninh Bình đang cần tuyển trên 16.000 người nhưng khả năng đáp ứng là rất hạn hữu.

Thưởng Tết Nguyên đán 2021 ở Ninh Bình cao nhất 230 triệu đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 ở Ninh Bình cho người lao động làm việc với mức trên 200 triệu đồng.

Nâng cao chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại công ty sản xuất ô tô

Ngày 13/11, Công an tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (KCN Gián Khẩu, Gia Viễn) tổ chức buổi diễn tập tình huống chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Huyndai Thành Công Ninh Bình.

Sau nhà máy thứ 2, Thành Công 'chơi lớn' với CN phụ trợ ô tô

Sau khi động thổ xây nhà máy Hyundai Thành Công số 2 tại Ninh Bình, Tập đoàn Thành Công tiếp tục động thổ dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

TC Motor khởi công dự án lớn tại Ninh Bình, Quảng Ninh

Tập đoàn Thành Công (TC Motor) và Hyundai Motor vừa động thổ dự án đầu tư xây dựng nhà máy Hyundai Thành Công số 2 (HTMV 2) tại KCN Gián Khẩu, Gia Viễn, Ninh Bình.

Động thổ Dự án Nhà máy Huyndai Thành Công số 2

Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor chính thức động thổ Dự án Nhà máy Hyundai Thành Công số 2 quy mô 3.2000 tỷ đồng tại KCN Gián Khẩu, Gia Viễn, Ninh Bình.

Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor xây dựng thêm nhà máy mới

Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor chính thức động thổ dự án đầu tư xây dựng nhà máy Hyundai Thành Công số 2 (HTMV 2) tại KCN Gián Khẩu, Gia Viễn, Ninh Bình.

Tập đoàn Thành Công khởi công xây dựng nhà máy Hyundai Thành Công số 2

Ngày 20/09/2020, Tập đoàn Thành Công và Hyundai Motor chính thức động thổ dự án đầu tư xây dựng nhà máy Hyundai Thành Công số 2 (HTMV 2) tại KCN Gián Khẩu, Gia Viễn, Ninh Bình.

Hyundai Thành Công động thổ nhà máy số 2 tại Ninh Bình

Nhà máy Hyundai Thành Công số 2 (HTMV 2) tại KCN Gián Khẩu (Gia Viễn, Ninh Bình) trên diện tích 50ha, tổng vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.

Sống chung cùng bụi xi măng

Kể từ khi Nhà máy Xi măng (NMXM) The Vissai Ninh Bình đi vào hoạt động, người dân hai xã Gia Xuân và Gia Tân, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) luôn phải sống chung với khói bụi và ô nhiễm.

Cần ưu tiên để sớm phục hồi ngành công nghiệp hỗ trợ

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, quan trọng nhất thời điểm này là phải thúc đẩy tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong đó xác định trọng tâm là khu vực công nghiệp hỗ trợ.

Ninh Bình: Phát động trồng cây xanh vì môi trường

LĐLĐ tỉnh Ninh Bình sáng 6-3 đã phát động phong trào thi đua Vì một môi trường lao động xanh - sạch - đẹp trong các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn.

Tăng cường công tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

Những năm qua, cùng với việc triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các khu công nghiệp (KCN), bảo đảm mặt bằng sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư, Ban Quản lý các KCN tỉnh tiếp tục tham mưu điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nhằm đưa các KCN của tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Do đó, thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Giá trị sản xuất công nghiệp đầu năm tăng trưởng khá

Năm 2020 được dự báo là năm có nhiều khó khăn của các ngành kinh tế. Tuy nhiên, từ tháng đầu tiên của năm 2020 sản xuất công nghiệp của tỉnh đã tạo được bước tiến đáng ghi nhận, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 5.632,8 tỷ đồng, tăng gần 9,9% so với cùng tháng năm trước. Đây có thể xem là một điểm sáng tích cực để các ngành, các cấp trong tỉnh nỗ lực hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác GPMB dự án khu nhà ở công nhân và dịch vụ

Chiều 5/2, đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế và bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB khu nhà ở công nhân và dịch vụ công nhân phục vụ KCN Gián Khẩu và địa bàn lân cận. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành; Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp; lãnh đạo huyện Gia Viễn.

Bức tranh kinh tế năm 2019: Những gam màu sáng

Sau một năm với nhiều cố gắng, nỗ lực, mặc dù gặp không ít khó khăn song tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình trong năm 2019 đã có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt cao nhất từ đầu nhiệm kỳ và vượt kịch bản tăng trưởng, đạt 10,02%. 16/16 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế- xã hội đã hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu, trong đó có 9/16 chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Đây là những kết quả quan trọng để tạo dấu ấn cho cả nhiệm kỳ phát triển 5 năm 2016-2020.

Điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp tạo điều kiện thu hút đầu tư

Theo Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp của Ninh Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp là Khánh Phú, Gián Khẩu, Tam Điệp, Phúc Sơn, Khánh Cư, Xích Thổ, Sơn Hà với tổng diện tích là 1.961ha. Đến nay, đã có 5 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động là KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu, KCN Tam Điệp I, KCN Phúc Sơn, KCN Khánh Cư; tổng diện tích đất quy hoạch 886 ha; đất công nghiệp có thể cho thuê 625ha. Hiện đã có 109 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực, đất công nghiệp đã cho thuê 582ha với tổng số vốn đăng ký đạt trên 55.000 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện đạt 38.000 tỷ đồng. Có thể thấy, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký khá cao (trên 68%); các khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy.

Tăng cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hiện nay không chỉ vướng về năng lực, công nghệ, nguồn lao động để có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu mà vấn đề tài chính, nguồn vốn cũng đang là rào cản rất lớn cho hoạt động, phát triển trong bối cảnh mới hiện nay.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh cho ngành công nghiệp

Đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị cũng như sức cạnh tranh của ngành công nghiệp. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết khi Ninh Bình xác định công nghiệp và du lịch là các ngành quan trọng, mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.