An Giang: Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 19/9, Hội LHPN tỉnh An Giang vừa tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số cấp huyện, xã thuộc Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' năm 2024.

Tỉnh Cà Mau tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian tới.

Trà Vinh: Nhiều kiến nghị gỡ khó trong thực hiện chương trình MTQG vùng dân tộc thiểu số

Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của UBTƯ MTTQ Việt Nam về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đã kiến nghị tháo gỡ một số khó khăn.

Nghĩa tình dưới bóng từ bi

Với những nguyên tắc đạo đức và vị trí văn hóa của mình, Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo tỉnh Sóc Trăng nói riêng đã và đang bền bỉ với nhiệm vụ xây dựng các giá trị, chuẩn mực con người, góp phần điều chỉnh hành vi của từng cá nhân trong cộng đồng, xã hội. Đồng thời, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện đúng phương châm 'Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội' của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN).

Các giải pháp phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam tập trung vào việc phát triển toàn diện, nhanh chóng và bền vững các vùng đồng bào DTTS và miền núi. Mục tiêu là khai thác tiềm năng và phát huy lợi thế so sánh của các vùng này, đồng thời bảo vệ môi trường và không gian sống của đồng bào...

Bà Nguyễn Thị Khá tặng quà trung thu cho thiếu nhi dân tộc Khmer

Chiều ngày 15/9 bà Nguyễn Thị Khá, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Trà Vinh, phối hợp cùng Đảng ủy, UBND xã Phương Thạnh, các ngành, đoàn thể, tổ chức chương trình 'Đêm hội trăng rằm'.

'Báu vật' linh thiêng của người Khmer

Kinh lá buông là một loại sách cổ quý hiếm, được ghi chép phục vụ mọi sinh hoạt trong đời sống thế tục và tín ngưỡng tôn giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, kinh lá buông vẫn tồn tại và được người Khmer xem là những 'báu vật' linh thiêng, cần được gìn giữ, phát huy.

Tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa, con người An Giang theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW

Các loại hình nghệ thuật dân tộc có nguy cơ mai một được tỉnh An Giang quan tâm tổ chức truyền dạy, phục dựng Đờn ca tài tử (dân tộc Kinh); Nhạc Ngũ Âm, Đàn Chà Pây, Khắc kinh lá buông (dân tộc Khmer); truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống. Các nghi thức, lễ hội, di sản văn hóa phi vật thể được định kỳ tổ chức phục dựng như: phục dựng Lễ Ook Om Bok (Lễ Cúng trăng) của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ; trình diễn Nghề gốm của đồng bào Khmer; tái hiện di sản Nghệ thuật trình diễn Dì Kê đồng bào Khmer; phục dựng Nghi lễ ăn mừng nhà mới của đồng bào Chăm...

Chú trọng dạy chữ Khmer cho trẻ em dân tộc thiểu số ở An Giang

Từ nhiều năm nay, phong trào dạy chữ Khmer cho con em đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh An Giang ngày càng phát triển. Đáng chú ý, việc dạy và học chữ được tiến hành ngay tại các ngôi chùa Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh, do những nhà sư trực tiếp đứng lớp. Từ những lớp học đặc biệt này, tinh thần học tập và ý thức của đồng bào Khmer, nhất là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn giữ gìn chữ viết, bản sắc truyền thống dân tộc ngày càng được nâng cao.

Hai lần xuất quân của chúa Nguyễn

Tham mưu Minh Lộc Hầu và Tiên phong Cai đội Xuân Thắng Hầu đem 3.000 binh đi hai tuần đến thành Mỗi Xuy (hay Mô Xoài) thu phục Nặc Ông Chân.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dựa vào tình hình thực tế, các địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Nhiều giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Khmer

Huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có trên 33.000 người dân tộc thiểu số, trong đó, khoảng 32% là đồng bào dân tộc Khmer. Cuối năm 2021, toàn huyện Cầu Kè còn 244 hộ nghèo người dân tộc Khmer, chiếm 50,62% so với tổng số hộ nghèo toàn huyện. Trước tình hình này, Ban Thường vụ Huyện ủy đã có sáng kiến triển khai mô hình 'Đồng hành cùng người nghèo' nhằm thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua 'Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau'. Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, huyện Cầu Kè đã tập trung chủ yếu vào việc tạo kế sinh nhai, giúp bà con cải thiện cuộc sống.

TX. Tịnh Biên khai giảng lớp nhạc ngũ âm và kỹ thuật khắc chữ kinh lá buông

Ngày 17/9, UBND TX. Tịnh Biên phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các chùa Sóc Rè (xã An Cư), chùa Mỹ Á (xã Núi Voi) tổ chức khai giảng lớp truyền dạy nhạc ngũ âm và kỹ thuật khắc chữ trên kinh lá buông cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer trên địa bàn TX. Tịnh Biên.

Thư về tòa soạn: Dấu ấn quân dân chung sức ở Tham Đôn

Xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) là nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, từng được biết đến là xã nghèo của tỉnh. Thế nhưng hiện nay, bộ mặt nông thôn của địa phương đã khởi sắc, kinh tế-xã hội từng bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên. Đó là kết quả từ sự nỗ lực, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã cùng sự chung sức của LLVT tỉnh Sóc Trăng.

Những cách làm hay giúp đồng bào Khmer thoát nghèo bền vững tại Bạc Liêu

Phát huy những kết quả đạt được, tỉnh Bạc Liêu đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo giảm nghèo bền vững trong đồng bào Khmer.

Giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương đang tập trung công tác giảm nghèo bền vững, phấn đấu giảm hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số của toàn tỉnh từ 2%/năm trở lên.

Kiên Giang phát huy vai trò người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, tỉnh có gần 15% đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó chủ yếu là dân tộc Khmer, gần 58.400 hộ, hơn 13%;dân tộc Hoa hơn 7.500 hộ, các dân tộc thiểu số còn lại có 265 hộ.

Trao 735 phần quà trung thu cho thiếu nhi đồng bào dân tộc thiểu số Khmer

Ngày 17/9, Hội Bảo trợ người khuyết tật - Bệnh nhân nghèo và Bảo vệ quyền trẻ em huyện Tri Tôn vận động nhà hảo tâm huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) và TP. Long Xuyên tổ chức trao tặng 300 phần quà cho học sinh Trường Tiểu học 'A' An Tức.

Đổi thay trên sóc Tà Ngáo

Sóc Tà Ngáo thuộc phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, có 100% hộ đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống. Từ một địa phương có đời sống khó khăn nhất nhì của tỉnh An Giang, được sự quan tâm, hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và bằng chính ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của người dân nơi đây, đến nay, cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc đang hiện diện ở vùng đồng bào dân tộc Khơ me này.

Vĩnh Long tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết Trung thu tại vùng sâu vùng xa

Mấy ngày qua, các ngành các cấp tỉnh Vĩnh Long tổ chức rất nhiều hoạt động chăm lo Tết Trung thu cho các em học sinh. Các hoạt động có sự tham gia của các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lãnh đạo Thành phố: Thăm, chúc mừng Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh và các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 16.9, ông Lê Minh Thế- Bí thư Thành ủy cùng đoàn công tác Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố đến thăm, tặng quà chúc mừng Hội thánh Cao đài Tòa thánh Tây Ninh, các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer và Tà Mun trên địa bàn Thành phố nhân dịp lễ Sen Dolta của đồng bào dân tộc Khmer va Tết Saunco Khamun của đồng bào tộc người Tà Mun.

Vui 'Hội trăng rằm' cùng con em cộng đồng người Việt tại Campuchia

Để các em nhỏ có một mùa Trung thu vui vẻ đáng nhớ trong tuổi thơ, chiều tối 16/9, Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia (KVA) đã phối hợp với Hội Khmer - Việt Nam chi nhánh thủ đô Phnom Penh tổ chức chương trình 'Đêm hội trăng rằm', vui đón Tết Trung thu cho các em học sinh là con em gia đình người gốc Việt tại trường Tiểu học Hữu nghị Khmer - Việt Nam Tân Tiến ở thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia.

Viết tiếp ước mơ đến trường cho học sinh dân tộc thiểu số

Năm 2015, Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Tri Tôn (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) được thành lập. Sau 7 năm, trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đây là nơi quy tụ học sinh đồng bào dân tộc thiểu số (phần lớn là Khmer) địa phương, chắp cánh cho ước mơ đi tìm con chữ của đồng bào.

Nhớ mùa Sene Dolta

Theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, hàng năm, từ ngày 29/8 - 1/9 (âm lịch), bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Dolta. Lễ còn được gọi là lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ công ơn, cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

Kiên Giang phát huy giá trị lễ hội Oc Om Bok

Mỗi năm, cứ đến tháng 10 Âm lịch là người dân Kiên Giang và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại nô nức ngóng chờ Lễ hội Oc Om Bok, nhất là đồng bào Khmer. Lễ hội Oc Om Bok mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mối liên kết cộng cư hằng mấy trăm năm qua trên vùng đất ấm áp nghĩa tình này.

Chắp cánh ước mơ đầu năm học mới

Sáng 16-9, tại Trường THCS-THPT Tân Tiến, huyện Bù Đốp, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) phối hợp với VNPT Bình Phước và Quỹ Khuyến học khuyến tài tỉnh tổ chức thành công lễ trao học bổng chắp cánh ước mơ ( kỳ 110) cho em Kim Thượng Uyển, học sinh lớp 12A1.

Thanh niên Khmer dám nghĩ, dám làm

Giang Thành là địa phương biên giới và là huyện khó khăn nhất ở tỉnh Kiên Giang. Bà con nơi đây, nhất là đồng bào Khmer, chủ yếu làm nông để sinh sống. Mấy năm qua, nhờ những chính sách của Nhà nước, nhiều hộ đồng bào Khmer đã mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, đầu tư cho phát triển sản xuất, từ đó vươn lên làm giàu.

Con em cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia vui đón Tết Trung Thu

Hôm nay (16/9), tại trường tiểu học Tân Tiến, Thủ đô Phnôm Pênh (Phnom Penh), các cháu thiếu niên và nhi đồng là con, em gốc Việt tại Campuchia đã rộn ràng đón Tết Trung thu 2024.

Sóc Trăng: Chú trọng phát triển hạ tầng giao thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chăm lo đời sống cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là phát triển hạ tầng giao thông.

Chùa Muni Srăs Keo háo hức trở lại đường đua

Trong những ngày qua, nhiều người hâm mộ môn thể thao đua ghe ngo, cũng như bà con Khmer ở xã Lâm Kiết, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) vui mừng, háo hức khi biết chùa Muni Srăs Keo có chiếc ghe ngo. Sau hơn 40 năm vắng bóng, năm nay đội ghe ngo của chùa sẽ trở lại đường đua xanh đúng vào dịp Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024 sắp tới.

Sinh viên Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Trung thu cho thiếu nhi vùng đặc biệt khó khăn huyện Tri Tôn

Trong 2 ngày (14 và 15/9), tại công viên văn hóa xã Lê Trì (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), các sinh viên Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp Xã đoàn Lê Trì tổ chức Chương trình 'Trung thu cho em', với sự tham gia của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số Khmer nghèo, cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 2 trường tiểu học và trung học cơ sở ở xã Lê Trì.

Lão nông hơn 80 tuổi thích lo 'chuyện bao đồng'

Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo sâu sát, tâm huyết của Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) và sự chung sức, đồng lòng của gần 300 hộ dân tộc Khmer trên địa bàn, ấp Vĩnh Lộc đã giữ vững danh hiệu ấp văn hóa gần 20 năm qua.

Ngày hội 'Trung thu cho em' ở chùa Khmer Seray Meang Kolsakor

Chiều 14/9, Đoàn Thanh niên xã Vĩnh Thành (huyện Châu Thành), Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vĩnh Thành và Nhóm Lang Thang An Giang tổ chức Ngày hội 'Trung thu cho em' cho các cháu thiếu nhi.

Đua bò - Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer

Vào dịp lễ Sene Dolta hằng năm, đồng bào Khmer ở các xã trên địa bàn huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đều tổ chức hội đua bò Chùa Rô tại xã An Cư, thị xã Tịnh Biên. Đây là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi - An Giang, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.

Phát huy văn hóa Lễ hội Đom Lơng Neák-Tà gắn với xây dựng nông thôn mới

Năm nay, lễ hội rộn ràng hơn, phấn khởi hơn bởi diễn ra ngay thời điểm nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được công nhận huyện Nông thôn mới và Lễ hội Đom Lơng Neák-Tà vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trao gần 750 phần quà Trung thu cho học sinh và người dân xã An Tức

Ngày 14/9, đoàn phật tử Đạo tràng chùa Bình Sơn (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên) tổ chức thăm và trao tặng 524 phần quà Trung Thu cho các học sinh đồng bào dân tộc thiểu số Khmer Trường Tiểu học ' A' An Tức và Trường Tiểu học ' B' An Tức (xã An Tức, huyện Tri Tôn). Mỗi phần quà gồm sữa và bánh Trung thu, có giá trị trên 26 triệu đồng.

Giải Marathon huyện Tri Tôn dự kiến tổ chức ngày 4-5/1/2025

Ngày 14/9, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám có buổi làm việc với Tạp chí Nông Thôn Việt về kết hoạch tổ chức Giải Marathon Tri Tôn năm 2025.

Mang Tết Trung thu đến với trẻ em xã Lương Phi

Tối 13/9, tại chùa Sà Lôn, UBND xã Lương Phi, Xã đoàn Lương Phi (huyện Tri Tôn) phối hợp nhà hảo tâm TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình 'Trung thu cho em'.

Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, nhất là quan tâm đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ người DTTS, thời gian qua, UBND tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đào tạo, thu hút, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài trong đồng bào DTTS, góp phần quan trọng vào hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ, công vụ ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là tại các địa bàn có nhiều đồng bào người DTTS sinh sống.

Phát huy vai trò của đảng viên sau khi xuất ngũ

Trong môi trường quân đội, nhiều chiến sĩ đã nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, đạt thành tích xuất sắc và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương, họ trở thành những nhân tố tích cực trong xây dựng lực lượng vũ trang và hệ thống chính trị ở cơ sở.

Quyết tâm đầu năm học tại ngôi trường mang tên Trung tướng Sơn Cang

Bước vào năm học 2024 - 2025, thầy và trò Trường THPT Sơn Cang phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục, xứng đáng với ngôi trường mang tên Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Trung tướng Sơn Cang.

Tân Biên (Tây Ninh): Tuyên truyền về Dự án 8 cho hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số

Vừa qua, Hội LHPN huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, đã tổ chức tuyên truyền Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' cho hội viên, phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Ban Dân tộc tỉnh An Giang khám bệnh và tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tại TX. Tịnh Biên

Ngày 13/9, Ban Dân tộc tỉnh An Giang phối hợp Sở Y tế, Phòng An ninh đối nội, Phòng Hậu cần (Công an An Giang) và UBND TX. Tịnh Biên tổ khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho hộ nghèo, cận nghèo dân tộc thiểu số Khmer xã An Cư.

Cô gái Khmer hiếu học

Dù gia đình nghèo, cuộc sống không được 'thuận buồm, xuôi gió' nhưng chị Danh Thị Phước Hiếu (33 tuổi, người dân tộc Khmer, ngụ khu phố Suối Tre, phường Suối Tre, thành phố Long Khánh) vẫn nỗ lực vượt khó, quyết tâm theo đuổi con đường tri thức.

Hòa Thành: Rộn ràng Trung thu yêu thương

Dịp Tết Trung thu 2024, Thị đoàn, Hội đồng Đội thị xã Hòa Thành tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho trẻ em vui Trung thu.

Đặc sắc Hội đua bò chùa Rô

Sau chặng đường 10 năm tổ chức, Hội đua bò chùa Rô trở thành sự kiện văn hóa – thể thao (VHTT) đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Đến với hội đua bò, du khách sẽ cảm nhận được không khí vui tươi, hào hứng khi chứng kiến những đôi bò tranh tài vô cùng hấp dẫn và cảm nhận được tính đoàn kết cộng đồng sâu sắc của người dân địa phương.

Ngôi chùa trong đời sống văn hóa đồng bào Khmer

Người Khmer có nền văn hóa phong phú. Về tín ngưỡng, bà con chủ yếu theo Phật giáo Nam tông. Vì thế, ở đâu có đông đồng bào Khmer sinh sống thì ở đó có chùa để bà con thuận tiện hành lễ. Ngoài là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, chùa Khmer còn là địa điểm giao lưu, bảo tồn văn hóa truyền thống.

Xác định những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS khu vực phía Nam

Nhiều khó khăn trong tiếp cận công nghệ thông tin; vấn đề về xâm hại trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS); chăm sóc sức khỏe tâm thần không được coi trọng trong đồng bào DTTS… là những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS khu vực phía Nam.

Huyện Tri Tôn tổ chức nhiều hoạt động chào mừng lễ Sene Dolta

Sáng 12/9, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Nguyễn Văn Bé Tám đã làm việc với các ngành và địa phương triển khai các hoạt động chào mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer năm 2024 và kế hoạch tổ chức Giải Marathon huyện Tri Tôn năm 2025.

Hai nông dân Khmer sản xuất giỏi

Cần cù, chịu khó, tích cực học hỏi, đổi mới quá trình sản xuất, hai nông dân Khmer ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang vươn lên làm giàu, trở thành tấm gương nông dân Khmer điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương.

'Vũ điệu' cấy mạ của đồng bào Khmer ở An Giang

Lễ hội cấy mạ là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer tại thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, thường được tổ chức vào dịp lễ Sene Dolta.