Một số suy nghĩ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Th.S Trần Văn Tám, Nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác Đại biểu, Văn phòng Quốc hội cho rằng, mục tiêu cần đạt được trong quá trình sửa luật là nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân nói chung, hoạt động giám sát nói riêng; nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ thể giám sát; tăng cường hiệu quả hoạt động của đối tượng giám sát trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

* Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và chỉ đạo. Chiều 15.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã tham dự Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG: TIẾP TỤC THỂ CHẾ HÓA CÁC QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND vào chiều 15/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật cần lưu ý một số nội dung trọng tâm, nhất là cần tiếp tục thể chế hóa các quan điểm của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

THỂ CHẾ HÓA QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CHÚ TRỌNG THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC VIỆC THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ SAU GIÁM SÁT

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu và chuyên gia góp ý để hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND là việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của các chủ thể chịu sự giám sát. Các ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về chú trọng theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Đồng thời đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định cụ thể về hình thức và chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm các kiến nghị sau giám sát.

TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ CAO HƠN, ỔN ĐỊNH HƠN CHO HOẠT ĐỘNG LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM DO QUỐC HỘI VÀ HĐND THỰC HIỆN

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là một trong những hình thức giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp. Góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND về nội dung này, các đại biểu và chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát lần này là cơ hội tốt để nghiên cứu luật hóa một số nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 96/2022/QH15, tạo cơ sở pháp lý cao hơn, ổn định hơn cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và HĐND thực hiện theo quy định.

Khi nào Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường?

Kỳ họp bất thường của Quốc hội có thể hiểu là kỳ họp của Quốc hội được tổ chức ngoài hai kỳ họp thường lệ mỗi năm...

Bổ sung đối tượng giám sát, chất vấn

Bổ sung quy định Thường trực, các ban HĐND được quyền giám sát hoạt động của cơ quan công an, cục thuế, cục hải quan, bảo hiểm xã hội, ngân hàng nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội cùng cấp; đại biểu HĐND được quyền chất vấn người đứng đầu các cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động tại địa phương như: thuế, hải quan, thi hành án dân sự, bảo hiểm xã hội, ngân hàng nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội…

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: SỚM SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, (sáng 17/11), nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật Hoạt động giám sát thời gian qua, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là hết sức cần thiết.

Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải thuộc đối tượng chất vấn

Đề nghị bổ sung Thủ trưởng cơ quan Thi hành án Dân sự, Chi cục Thuế, Bảo hiểm Xã hội, Kho bạc Nhà nước vào đối tượng chất vấn, đối tượng giải trình theo Luật Hoạt động giám sát nhằm đảm bảo toàn diện đối với hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân.

Khẳng định vai trò giám sát quyền lực từ nhiều cách làm sáng tạo

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang Lâm Thị Hương Thành: 2016 - 2021 là nhiệm kỳ đầu tiên triển khai thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 nhưng đã cho thấy sự vào cuộc rất chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả với những con số rất cụ thể không phải địa phương nào cũng đã làm được. Bước sang nhiệm kỳ 2021 - 2026, hoạt động giám sát của HÐND, Thường trực, các Ban của HÐND được thực hiện bài bản, linh hoạt, với nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả rất thiết thực, tiếp tục khẳng định vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

HĐND thành phố nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát

Nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra, hằng năm HĐND thành phố Bắc Kạn luôn nêu cao vai trò hoạt động nói chung, hoạt động giám sát nói riêng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

Tăng cường hiệu lực giám sát của Quốc hội; tránh tham nhũng chính sách

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 11, họp phiên toàn thể tại Hội trường ngày 26/3, Quốc hội đã thảo luận về thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; các báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.

Góp phần nâng cao hiệu quả tham mưu hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội

Cùng với hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, việc thực hiện quyền giám sát tối cao (GSTC) của Quốc hội (QH) có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo đảm hoạt động của các cơ quan nhà nước tuân theo những nguyên tắc, thủ tục do QH đề ra và bảo đảm lợi ích của nhân dân.

Chương trình giám sát của Quốc hội, UBTVQH: Phân định rõ trách nhiệm, công việc của các cơ quan

Chiều 6/9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của QH, UBTVQH năm 2020.