Để cái 'bắt tay' du lịch đi vào thực chất (Bài cuối): Đổi mới cùng phát triển

Để thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch không chỉ dừng lại ở những cái 'bắt tay', nhiều giải pháp thiết thực đã được Thanh Hóa và các địa phương trong mỗi hành trình liên kết đề ra. Trong đó, tập trung làm mới sản phẩm hiện có, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch đặc sắc hay hợp tác phát triển tuyến du lịch xanh... là những giải pháp trọng tâm nhằm cùng nhau đẩy mạnh phục hồi, tăng tốc phát triển.

Phát triển du lịch nông thôn gắn với đặc trưng vùng miền

Những năm qua, các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch nông thôn trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh, sự đặc sắc riêng của các vùng, miền (văn hóa bản địa, làng nghề, sản phẩm OCOP). Từ đó, tạo sức hấp dẫn thu hút du khách trong nước, quốc tế và góp phần mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương.

Phát triển du lịch xanh: Chuyển biến từ nhận thức đến hành động

Những năm gần đây, du lịch xanh đang ngày càng tạo được sức hấp dẫn du khách trong hành trình tham quan, khám phá du lịch xứ Thanh. Đồng thời cũng góp phần đưa du lịch xứ Thanh xóa đi khái niệm điểm đến mùa vụ. Chính vì vậy, để du lịch xanh ngày càng phát triển, ngành du lịch của tỉnh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao nhận thức của những người làm du lịch, người dân trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống...

'Điểm đến xanh' - xu hướng được du khách lựa chọn

Trong rất nhiều lựa chọn, du lịch 'xanh' với những 'điểm đến xanh' tiếp tục được đông đảo du khách ưu tiên lựa chọn. Không nằm ngoài xu hướng phát triển, một số 'điểm đến xanh' trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã, đang không ngừng nỗ lực làm mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch.

Chất lượng dịch vụ: Yếu tố thúc đẩy du lịch phát triển

Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ luôn được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện. Bởi đây được coi là yếu tố 'mở đường', thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển và tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

Thích thú với du lịch trải nghiệm

Thời gian gần đây xu hướng du lịch trải nghiệm đang ngày càng 'nở rộ', được khá nhiều du khách yêu thích và lựa chọn. Khi tham gia loại hình du lịch này, du khách sẽ được tận hưởng theo một vòng tuần hoàn, đó là vừa được tham quan, khám phá, lại vừa được trực tiếp trải nghiệm đời sống, phong tục tập quán của cư dân bản địa.

Manh nha những mô hình du lịch nông nghiệp

Nông nghiệp hiện đại không còn đơn thuần là trồng và nuôi mà cần đa dạng hóa để mang lại giá trị và thu nhập cao nhất. Các mô hình sản xuất đón khách tham quan, trải nghiệm đã phát triển ở nhiều nơi trong nước, cho hiệu quả kinh tế cao. Tại Thanh Hóa, những mô hình du lịch nông nghiệp chưa nhiều, phần lớn mới ở giai đoạn manh nha, khai mở, cần thêm những điều kiện và cơ chế...

Du lịch nông nghiệp xứ Thanh: Tiềm năng lớn cần phát huy

Thanh Hóa có cả 3 vùng sinh thái với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn. Đặc biệt, còn có các tiểu vùng thời tiết khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đồng thời góp phần mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khi lựa chọn sản phẩm du lịch nông nghiệp.

Du lịch xanh - xu hướng ngày càng lên ngôi

Trong các loại hình du lịch, du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Bởi đây là loại hình du lịch gắn với hoạt động bảo tồn, phát triển tài nguyên cũng như hệ sinh thái tự nhiên một cách bền vững. Nắm bắt được nhu cầu đó, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có nhiều 'điểm đến xanh' mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Trải nghiệm du lịch nông thôn xứ Thanh

Với hàng trăm trang trại nông nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống cùng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, những miền quê xứ Thanh đã và đang trở thành điểm du lịch đặc sắc, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.

Nhân rộng mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp, HTX và người dân đã sáng tạo để phát triển mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái. Từ thực tế cho thấy, đây là mô hình mang lại hiệu quả tích cực, vừa quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường.

Đa dạng sản phẩm để giữ chân du khách

Để tạo sức hấp dẫn và thu hút du khách, vài năm trở lại đây, cùng với việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo hướng ngày càng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Thanh Hóa cũng đã tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch truyền thống, du lịch thế mạnh; đồng thời, đa dạng các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch nông nghiệp...

Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm: Nỗ lực vượt khó, tạo đà tăng trưởng (Bài 4): Sức vươn ngành dịch vụ

Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành dịch vụ đã có sự tăng trưởng bứt phá, với tốc độ 8,1%. Qua đó, đóng góp quan trọng, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2023.

Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch: Còn nhiều 'lỗ hổng' (Bài 2): Không thể mạnh ai nấy làm

Một số dự án mặc dù đã được quy hoạch, thế nhưng từ những 'bản vẽ' vô cùng đẹp đẽ cho đến thực tế lại không như mong đợi. Thậm chí, có những chủ đầu tư bất chấp các quy định của pháp luật và phớt lờ chỉ đạo từ các cơ quan chức năng, ngang nhiên xây dựng các hạng mục công trình, đưa vào hoạt động khi chưa được cấp phép.

Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch: Còn nhiều 'lỗ hổng' (Bài 1): Quy hoạch du lịch - Không thể phục vụ lợi ích riêng của nhà đầu tư

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có không ít dự án du lịch chậm tiến độ, cá biệt có những dự án kéo dài trong nhiều năm. Cùng với đó, một số dự án chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về đầu tư, xây dựng hoặc chuyển mục đích sử dụng đất nhưng đã thi công hoàn thiện nhiều hạng mục công trình trái với quy định.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn: Biến tiềm năng thành lợi thế phát triển

Với tiềm năng lớn phục vụ khai thác và phát triển du lịch, tỉnh Thanh Hóa đã và đang đặt ra mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn; đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Hoạt động ngoại khóa: Cần thiết nhưng liệu có thiết thực?

Hoạt động ngoại khóa như đi dã ngoại, trải nghiệm kết hợp tham quan, du lịch… ngày càng 'nở rộ' nhất là dịp hè về. Có thể nói hoạt động ngoại khóa cũng mang đến nhiều ý nghĩa bổ ích cho các em học sinh, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và là nỗi lo lắng của cha mẹ mỗi khi cho con đi dã ngoại.

Hướng đi nào cho du lịch nông nghiệp Thanh Hóa

Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh, phát triển du lịch nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới và hệ thống du lịch trong tỉnh. Tuy nhiên, để tạo dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm này vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Thường Xuân: Hơn 5.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm 2 tour du lịch mới được công bố

Theo thống kê, 2 tour du lịch mới được công bố tại tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Thường Xuân (ngày 5-11-2022), gồm: Khám phá lòng hồ Cửa Đạt - thác Hón Yên - bản Mạ (1 ngày 1 đêm) và tham quan Khu di tích Cửa Đạt - lòng hồ Cửa Đạt - thác Hón Yên - bản Mạ - nông trại Golden Cow (2 ngày 1 đêm), đến nay đã thu hút hơn 5.000 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Điện lực Thanh Hóa đảm bảo cấp điện phục vụ 'Tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch'

Từ ngày 4-6.11.2022, tại Khu du lịch Cộng đồng Bản Mạ, khu phố Thanh Xuân, thị trấn huyện Thường Xuân đã diễn ra 'Tuần lễ văn hóa, thể thao và du lịch' của huyện. Đây là sự kiện nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là dịp quảng bá tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện.

Thường Xuân sẽ tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022

Sáng 14-10, ông Nguyễn Thành Lương, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện năm 2022.

Thanh Hóa: Dừng mọi hoạt động xây dựng, kinh doanh tại Nông trại Golden Cow

GiadinhNet – Nông trại Golden Cow tại xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa tuy chưa được các cơ quan chức năng cấp phép nhưng vẫn hoạt động trong một thời gian dài. Sau khi có thông tin phản ánh, huyện Thường Xuân đã lập đoàn kiểm tra, yêu cầu chủ đầu tư dự án dừng việc xây dựng các hạng mục công trình và kinh doanh khi chưa hoàn thành thủ tục hồ sơ.

Tràn lan điểm du lịch không phép ở Thanh Hóa

Dù mới chỉ được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các điểm du lịch không phép mọc lên tràn lan.