Thái tể Lê Thì Hiến: Danh tướng xứ Thanh 'đánh Nam, dẹp Bắc'

Sinh ra trong gia đình danh giá ở xã Phú Hào, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên - nay là làng Phú Hào, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), Thái tể Lê Thì Hiến là danh tướng được lịch sử ghi nhận bởi tài năng cầm quân đánh trận. Cuộc đời binh nghiệp của ông trải qua nhiều trận chiến ác liệt 'đánh Nam, dẹp Bắc' với những công trạng vẻ vang.

Hè năm Mão, đọc sách mèo

Chào hè 2023, NXB Trẻ phát hành nhiều sách dành cho thiếu nhi trong đó có các tác phẩm về loài mèo như Mèo con đếm tuổi (thơ Thụy Anh); bộ sách giới thiệu các trò chơi dân gian Truyện dài kỳ về mèo với 2 cuốn đầu tiên ra lò: Bịt mắt bắt mèo và Mèo đuổi chuột…

Sông Mã - dòng sông văn hóa, tâm linh

Từ những vận động địa chất đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên để ta có một Mã giang cảnh sắc hữu tình như đã có hôm nay. Và trên hành trình kiến tạo ấy, các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng nhau dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông.

Cầu Hàm Rồng - 'Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên'

Nhắc đến địa danh Hàm Rồng, người ta không chỉ nhớ đến một vùng đất nhiều trầm tích văn hóa, mà ở đó còn có sự kiện quân và dân Hàm Rồng - Nam Ngạn đã chiến thắng không quân Mỹ làm rúng động thế giới vào những ngày đầu tháng 4-1965.

Lễ hội xứ Thanh trên hành trình di sản...

Lễ hội là một phần ảnh xạ, chứa đựng những thông điệp về bản sắc văn hóa. Xứ Thanh - vùng đất 'địa linh nhân kiệt', phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là 'cái nôi' của nhiều lễ hội tiêu biểu, độc đáo gắn với di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng trong lịch sử dân tộc. Trong niềm vinh dự và tự hào ấy, mỗi thế hệ người dân xứ Thanh càng phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của quê hương.

Đọc 'Lục bát tình thơ'

Họa sĩ - nhà thơ Đăng Sương, người con của xứ Thanh, vùng Ngã ba đầu, nơi hợp lưu của sông Chu và sông Mã. Sinh ra và lớn lên trên một vùng quê cẩm tú, giàu truyền thống văn hóa, tâm hồn anh luôn đầy ứ niềm xúc cảm với thơ ca, nhạc họa. Tập thơ 'Lục bát tình thơ' (NXB Thanh Hóa, 2020) là sự trở về với bờ tre, mái rạ quê hương, cha mẹ, bạn bè, người thân yêu... tiếng tơ lòng thao thiết.

Bà chúa Trầm - người phụ nữ gắn liền với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn

Vương triều Lê tồn tại 361 năm, từ tay không mà vùng dậy, gian khổ 10 năm, có lúc chỉ còn vài trăm quân mà vẫn bền gan chiến đấu cho đến khi toàn thắng là bởi 'Lê Lợi đánh giặc chỉ có dân' (lời phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn với Tỉnh ủy và Nhân dân Thanh Hóa, tháng 4-1977). Trong đó, không thể không kể tới công lao của những người phụ nữ góp phần vào sự nghiệp chiến đấu và gây dựng cơ đồ nhà hậu Lê.

Với nhà thơ 'trẻ' Nguyễn Thanh Xuyết

Lần đầu tiên có thơ được đăng trên Văn nghệ giải phóng vào năm 1976, khi ấy ông vừa tròn 21 tuổi. Và sau gần 45 năm, người ta mới thấy ông làm đơn xin vào Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Ông là nhà thơ Nguyễn Thanh Xuyết.

Đọc tập nghiên cứu, phê bình 'Văn nghệ xứ Thanh, đổi mới và tiếp cận' của tác giả Lê Xuân Soan: Phác thảo diện mạo văn học nghệ thuật xứ Thanh

Với kinh nghiệm hàng chục năm viết giáo trình, sách tham khảo cho các bậc phổ thông, nhà lý luận phê bình, nhà giáo Lê Xuân Soan (hội viên Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thanh Hóa) là một trong những cây viết bền bỉ, sung sức, kiến thức văn rộng, có xu hướng, có giọng điệu riêng. Qua mỗi trang viết 'Văn nghệ xứ Thanh, đổi mới và tiếp cận' (2022, NXB Thanh Hóa), người đọc cảm nhận rất rõ tâm huyết, sự nhẫn nại, tỉ mỉ, công phu của tác giả. Lê Xuân Soan như 'con ong cần mẫn', gom nhặt từng dữ liệu, sự kiện, tác giả - tác phẩm mà phác thảo nên diện mạo, đời sống phong phú, sôi động của VHNT Thanh Hóa.

Góp ý tác phẩm 'Mạch đất hồn trống đồng' của Nguyễn Minh Khiêm

Chiều 10-11, NXB Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị góp ý bản thảo sách Trường ca 'Mạch đất hồn trống đồng' của tác giả Nguyễn Minh Khiêm. Dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đại diện Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh và các nhà thơ.

Cuốn sách tôi chọn: Tinh hoa văn hóa xứ Thanh - ấn phẩm đạt giải B Giải thưởng Sách quốc gia 2021

Giải thưởng Sách quốc gia là giải thưởng được tổ chức hằng năm, trao giải cho những cuốn sách (bộ sách) có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ, nhằm tôn vinh tác giả, dịch giả, các nhà khoa học và những người làm công tác xuất bản, góp phần phát hiện, lưu giữ, quảng bá những tác phẩm có giá trị đến với đông đảo bạn đọc.

Cuốn sách tôi chọn: Thúc ước Thanh Hóa - Nơi lưu giữ những nét văn hóa của làng xã xứ Thanh

Với nền văn minh lúa nước có tự lâu đời, đời sống của người dân đất nước ta từ xa xưa đã luôn gắn bó với làng xã. Chính vì vậy mà cho đến nay chúng ta vẫn còn lưu giữ được rất nhiều các văn bản ghi lại về qui ước riêng, lệ riêng của các làng, xã và một trong số đó có 'Văn thúc ước'.

Cuốn sách tôi chọn: Thanh Hóa kỷ thắng và Thanh Hóa quan phong - tư liệu quý về đất và người Thanh Hóa

'Đọc sách của Vương Duy Trinh biên soạn như được mở mang tầm mắt, bỗng thấy mình như được băng qua muôn ngọn núi cao, hàng vạn hang động. Danh thắng núi sông gắn kết người và vật, nơi ấy là nơi tiếng tăm lừng lẫy' - đó là lời cảm thán mà quan đốc học tỉnh Ninh Bình - Tiến sĩ Nguyễn Thượng Hiền đã thốt lên khi đọc hai cuốn sách 'Thanh Hóa kỷ thắng' và 'Thanh Hóa quan phong'.

'Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa' - 'Bữa tiệc' của tri thức, giác quan

Văn hóa ẩm thực xứ Thanh uống chung mạch nguồn văn hóa ẩm thực của dân tộc, được duy trì, tiếp biến và phát triển mạnh mẽ bởi hai yếu tố: Yếu tố truyền thống và yếu tố địa tự nhiên lịch sử, chính trị, văn hóa'. Ẩm thực xứ Thanh vừa có nét chung với ẩm thực dân tộc, vừa có những khác biệt phản ánh những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, văn hóa bản địa, tài năng, sự khéo léo, sáng tạo của các thế hệ người dân nơi đây. Đó là nội dung, thông điệp mà tác giả Nguyễn Hữu Ngôn muốn truyền tải, lan tỏa tới độc giả qua cuốn sách 'Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa' (NXB Thanh Hóa năm 2021).

Chấn hưng văn hóa đọc

Để đưa văn hóa đọc phát triển lên tầm cao mới, từ năm 2022 Thủ tướng Chính phủ thống nhất lấy ngày 21-4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam thay cho Ngày sách Việt Nam trước đây. Việc thay đổi tên gọi nhằm nâng tầm, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc, đưa việc đọc sách dần trở lại trong đời sống.

Chuyện kể người vợ 'tào khang' của vua Lê Thái Tổ

Đồng hành cùng Bình Định Vương Lê Lợi trong suốt những năm tháng khởi nghĩa Lam Sơn đầy gian khó, đến khi mất đi, được truyền thuyết và sử sách nhắc nhớ bởi đức hy sinh. Đó là Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần, người vợ tào khang mà vua Lê Thái Tổ đã nói: 'Bà là chúa của cả trăm vị thần nước ta, không ai dám trái'.

'Thanh Hóa quan phong' - sưu tầm các sáng tác dân ca, phong tục tập quán

Vương Duy Trinh, quê ở làng Phú Diễn, huyện Từ Liêm (nay là Văn Trì, xã Minh Khai, quận Từ Liêm), TP Hà Nội. Ông có giai đoạn từ 1889 - 1906, ở Thanh Hóa và làm Tổng đốc. Trong thời gian hơn 15 năm đứng đầu một tỉnh lớn, ông luôn luôn chăm lo đến việc ổn định dân tình đặc biệt là vùng thượng du, quan tâm đến việc học trong dân. Ông được coi là minh chứng rõ nét nhất về tài năng, đức độ và sự cống hiến không mệt mỏi đối với vùng đất Thanh Hóa.

Mênh mông sóng nước Cồn Trường

Từ những cuộc 'đại phục hồi' diện tích rừng ngập mặn, từng lớp cây cắm rễ sâu vào lòng bãi bồi và xanh tốt thành một cánh rừng vững chãi, che chắn gió bão, giảm nhẹ thiên tai, góp phần bảo vệ môi trường và sự sống cho vùng NTTS. Tới đây, những dự án trồng rừng có thể tiếp tục được triển khai để diện tích rừng ngập mặn ở vùng bãi nổi này được mở rộng và phát triển bền vững hơn.

Hội thảo khoa học 'Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Tác giả và tác phẩm'

Ngày 12-12, Trường ĐH Hồng Đức phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Tác giả và tác phẩm'.

Tiếng ru

Anh bạn gửi tôi xem cái clip của một tiến sĩ tâm lý học nói về phương pháp tác động để phát triển não bộ trong quá trình thai giáo. Tôi đến thăm anh, nói clip hay, trình bày ngắn gọn, người tiếp thu dễ vận dụng. Nhưng anh không nói về clip mà chuyển sang nói chuyện tiếng ru.

Làm gì có thần Trống Đồng?

Từ kết quả đề tài khoa học 'Sưu tầm, khảo sát và phục dựng nghi lễ của đền Đồng Cổ' của Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa, do Tiến sĩ Lê Ngọc Tạo chủ trì, cử nhân Nguyễn Ngọc Khiếu thực hiện, NXB Thanh Hóa đã xuất bản thành sách 'Di tích núi và đền Đồng Cổ'. Dù công trình biên khảo công phu nhưng đã vấp phải một sai lầm hết sức đáng tiếc: Nhầm lẫn giữa vị thần được thờ là thần núi Đồng Cổ thành thần Trống Đồng.