Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 sẽ dành 21.000 ha tại 9 địa phương để phát triển cây sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu.
Tại Quyết định 661/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 nêu rõ, phấn đấu diện tích trồng sâm đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2020.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 611/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, loài Sâm Việt Nam bảo tồn, gây trồng, phát triển gồm: Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu.
Sâm được coi là loại củ 'quốc bảo' của Việt Nam và được định hướng đến năm 2045 sẽ trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, được sản xuất quy mô lớn.
Mục tiêu bảo tồn nguồn gen Sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng.
Mục tiêu của chương trình là phát triển Sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao, tạo nguồn thu quan trọng cho các địa phương. Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất Sâm lớn trên thế giới.
Đến năm 2030, bảo tồn nguồn gen Sâm Việt Nam ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng; Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam đạt khoảng 21.000 ha vào năm 2030, 100% diện tích trồng Sâm Việt Nam được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý.
Phấn đấu diện tích trồng Sâm Việt Nam vào năm 2030 đạt khoảng 21.000ha, sản lượng khai thác đạt khoảng 300 tấn/năm đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO hoặc tương đương.
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định 611/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Bước qua nguy cơ tuyệt chủng, sâm Ngọc Linh lại đối mặt với nhiều thách thức, đáng lo trong thời buổi kinh tế thị trường 'vàng thau lẫn lộn' giữa thật - giả.
Cây sâm Ngọc Linh được di thực về trồng thử nghiệm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hòn Bà từ năm 2019. Đến nay, cây sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng không thua kém sâm Ngọc Linh trồng tại Quảng Nam. Thành công này mở ra cơ hội phát triển nghề trồng sâm Ngọc Linh tại Khánh Hòa trong thời gian tới.
Mỗi kg sâm củ hiện nay có giá dao động từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng, riêng lá sâm Ngọc Linh hiện hơn 10 triệu đồng/1 kg lá tươi.