Trái ngược với bức tranh sáng trong những tháng cuối năm ngoái, thị trường lúa gạo Việt Nam từ đầu năm đến nay liên tục xu hướng sụt giảm. Liệu đà suy giảm này có được 'cắt đứt' trong những tháng cuối năm nay hay không?
Ấn Độ- quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đang xem xét dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vốn được thiết lập từ tháng 7 năm ngoái. Điều này, liệu sẽ tác động ra sao đến các nước xuất khẩu gạo khác, trong đó có Việt Nam?
Sau động thái thiết lập mức trần giá bán gạo của Philippines, các nhà nhập khẩu ở quốc gia này lập tức xin hủy hợp đồng mua gạo từ Việt Nam vì giá nhập khẩu cao hơn giá bán trong nước. Diễn tiến bất lợi này được dự báo sẽ khiến giá lúa gạo Việt sụt giảm thời gian tới, vì Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Khó thu mua lúa vì giá quá cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã phải thương lượng với đối tác để dời thời gian giao hàng.
Thay vì gia tăng ký hợp đồng để tận dụng cơ hội khi nhu cầu thị trường tăng cao vì Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, thì doanh nghiệp Việt Nam lại khá thận trọng trong việc ký kết các hợp đồng mới. Bên cạnh đó, thị trường trong nước đón nhận thông tin lạc quan khi khu vực ĐBSCL đang thu hoạch lúa hè thu với giá tăng cao, giúp đem lại lợi nhuận 40-50 triệu đồng/héc ta cho người nông dân.
Giảm khối lượng gạo xuất khẩu nhưng vẫn giữ được giá trị kim ngạch cao thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như gia tăng tỳ lệ sản phẩm chế biến là chiến lược mang tính dài hạn của ngành lúa gạo. Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra là làm sao để hiện thực hóa được mục tiêu này?
Sau nhiều tháng chững lại, Trung Quốc đang tăng cường mua gạo của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp liên tục đàm phán được các hợp đồng xuất khẩu mới.
Công ty TNHH Thương mại – Sản xuất Phước Thành IV đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ chế biến gạo 72 giờ. Đây là bước ngoặt quan trọng giúp giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng tầm chất lượng hạt gạo Việt. Từ đây, Phước Thành IV cũng từng bước mở rộng vùng nguyên liệu để hoàn thiện hệ sinh thái sản xuất lúa gạo bền vững.
Dự báo trong khoảng 1-2 tuần tới, việc xuất khẩu gạo sẽ nhộn nhịp hơn do nhu cầu lương thực của thế giới cao. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu cũng được dự báo sẽ tăng trở lại, và ở mức tốt hơn khi các nhà nhập khẩu đẩy mạnh mua vào.
Là một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo của thế giới, nên thông tin từ Reuters về việc Việt Nam nhập khẩu gạo từ chính đối thủ cạnh tranh là Ấn Độ có thể khiến nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng ngạc nhiên và bất ngờ. Vậy, lý do gì đã khiến Việt Nam phải nhập khẩu gạo?
Một số đối thủ cạnh tranh của Thái Lan thực hiện chính sách tạm ngưng xuất khẩu gạo đã giúp quốc gia này gần như chiếm lấy vị thế 'một mình một chợ' trong cuộc đưa xuất khẩu. Điều này, cũng chính là điều kiện để Thái Lan đẩy giá xuất khẩu gạo tăng mạnh trong khoảng một tuần qua.