Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, nhất là phương cách thực hành công tác 'dân vận khéo' mà Người khẳng định trong bài báo 'Dân vận', đó là: 'Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công'. Đây là nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức thực hiện công tác dân vận có hiệu quả trong mọi thời kỳ cách mạng.
Những năm qua, phong trào thi đua 'Dân vận khéo' trên địa bàn tỉnh được triển khai sâu rộng, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của các cấp ủy, chính quyền, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh ở địa phương.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, việc dạy và học theo hình thức trực tuyến đã trở nên quen thuộc, có nhiều kết quả khả quan. Quá trình dạy học trực tuyến, cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm, công nghệ, sự định hướng của ngành giáo dục và các nhà trường, đội ngũ giáo viên đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức tốt các tiết học, buổi lên lớp trực tuyến.
Tận dụng những nguyên liệu có sẵn ở địa phương, như: mùn cưa, lõi ngô, rơm rạ, nhiều hộ dân ở thị trấn Ít Ong, huyện Mường La đã triển khai mô hình trồng nấm cho giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Những ngày qua, thời tiết Hà Tĩnh bắt đầu mưa lạnh khiến ai nấy đều cảm nhận rõ mùa đông đã về. Trên những tuyến phố Thành Sen, người dân khoác thêm áo ấm, quàng khăn để tận hưởng cái rét ngọt đầu mùa...
Hà Tĩnh là một trong những địa phương chịu nhiều tổn thất do mưa lũ gây ra. Ngay sau khi hoàn thành việc cứu đói, giải quyết những khó khăn trước mắt cho người dân vùng lũ, chính quyền các cấp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, tạo sinh kế lâu dài.
Chưa năm nào, dải đất miền trung phải chịu thiệt hại do thiên tai nặng nề như năm nay. Trong hoạn nạn, khó khăn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân Việt Nam đã được phát huy cao độ. Ủy ban MTTQ Việt Nam đã trở thành cầu nối những tấm lòng thiện nguyện. Những người làm công tác Mặt trận các cấp luôn có mặt ở mọi nơi để đồng hành, hỗ trợ người dân vùng lũ vượt qua khó khăn, vươn lên tạo dựng lại cuộc sống.
Chỉ trong vòng một tuần, người dân ở Hà Tĩnh phải oằn mình chống chọi với hai cơn lũ dữ. Nước lũ dâng nhanh, rút chậm làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống của người dân.
Hơn 320 tổ chức, cá nhân đã đăng ký ủng hộ bà con vùng lũ Hà Tĩnh với tổng số tiền hàng chục tỷ đồng. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc 'tương thân, tương ái' hướng về miền Trung gian khó. Nhưng trong số hàng trăm đoàn ấy, những món quà như cây giống, vật nuôi để hỗ trợ cho bà con vùng lũ, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong khi khẩu trang y tế khan hiếm, khẩu trang vải được các bác sĩ khuyến cáo người dân sử dụng để phòng COVID-19. Hòa chung tinh thần sẻ chia, đùm bọc, phụ nữ Quảng Trị lan tỏa phong trào may khẩu trang vải phát miễn phí cho người dân. Dưới bàn tay khéo léo của các chị, hàng ngàn chiếc khẩu trang vải ra đời, góp phần cùng cả nước phòng, chống dịch. Những ngày này, về nông thôn hay ở phố thị, ta sẽ bắt gặp âm thanh quen thuộc phát ra từ những chiếc máy khâu, như phần nào xua đi những lo lắng giữa mùa dịch.
Tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) kéo dài 4 năm qua. Năm nay, toàn huyện thiếu 19 giáo viên nên gần 2.000 học sinh lớp 3 không được học tiếng Anh theo chương trình quy định.