Trao đổi với Phóng viên Báo PLVN, Phó Trụ trì Chùa Phật Tích Thích Giác Tính cho biết, Chùa Phật Tích không tiến hành dâng sao giải hạn và luôn bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024 theo Công điện số 11/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Trò chuyện với liền anh Ngô Sách Trung - Chủ nhiệm Câu lạc bộ dân ca Quan họ Bắc Ninh thị trấn Nam Ban (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), tôi chợt nhớ đến bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Vũ Thiết (phỏng thơ Hữu Chỉnh) 'Nghe câu quan họ trên cao nguyên'. Và thật bất ngờ khi ông chia sẻ, chính bài hát này là động lực để ông và những người con Bắc Ninh cùng các vùng phụ cận sống giữa cao nguyên gây dựng nên Câu lạc bộ lớn mạnh như hôm nay.
Nghệ sĩ Ưu tú Quý Tráng đã ở tuổi 70 nhưng tình yêu và sự đau đáu với quan họ thì vẫn hiện hữu trong ông.
Về miền quan họ. Nghe hát quan họ. Nhiều người đã về, nhiều người đã nghe. Thậm chí nhiều người cứ đợi Giêng Hai là thâu đêm với các canh hát của liền anh liền chị vùng Kinh Bắc. Nhưng giữa xôn xao hôm nay, có nhiều người không biết đến nghệ nhân Nguyễn Đức Sôi. Nhớ và biết, để rồi ngẫm và nghĩ về những lặng lẽ đóng góp của ông cho quan họ, cho một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân của Việt Nam mà UNESCO đã ghi danh.
Đó là câu thơ của Nguyễn Duy mà nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ đọc trong 'Đêm quan họ Nguyễn Đức Sôi' để tôn vinh người thầy giáo đầu tiên của dân ca quan họ. Đã 23 năm kể từ ngày thầy Sôi rời xa trần thế nhưng càng xa thì những học trò và người yêu quan họ lại thấy ông 'còn', 'còn' một cách rực sáng.
Nói đến Nghệ sĩ Nhân dân Thúy Cải, nguyên Trưởng đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh, đại biểu Quốc hội khóa IX (ảnh bên), trước hết phải nói đến cái duyên quan họ. Mảnh đất Kinh Bắc đã sản sinh ra nhiều nghệ sĩ quan họ nhưng để khán giả yêu, khán giả nhớ về một người 'có cái duyên quan họ' thì không phải ai cũng may mắn như bà