Gỡ 'vướng' cho du lịch nông nghiệp (Bài cuối)

Sáng 18/9/2024, tại Đà Lạt đã diễn ra Hội thảo 'Giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới' với nhiều tham luận gắn du lịch với công tác phát triển ngành nghề ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Hy vọng, từ một hội thảo nhỏ sẽ là chìa khóa gỡ dần những nút thắt lớn để mở đường cho du lịch nông nghiệp phát triển...

Gỡ 'vướng' cho du lịch nông nghiệp (Bài 2)

Sau Quyết định số 2386/QĐ-UBND ngày 4/12/2023, về việc chấm dứt hiệu lực thi hành đối với Quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Ban hành kèm theo Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng), ngành Du lịch Lâm Đồng khuyến nghị các đơn vị hoạt động du lịch canh nông thực hiện theo Luật Du lịch và Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025... Tuy nhiên, từ đó đến nay, chưa có mô hình du lịch canh nông hay du lịch nông nghiệp nào được công nhận tại Lâm Đồng...

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch nông thôn là giải pháp để khơi dậy tiềm năng du lịch của nông thôn, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu và bền vững. Việc mở các tuyến, điểm du lịch nông thôn mặc dù đã triển khai nhưng để tạo ra hiệu quả thì vẫn còn nhiều việc để làm.

Đình Lập: Tập trung phát triển sản phẩm du lịch nông thôn

Với lợi thế sẵn có, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Đình Lập đã, đang tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nông thôn. Những mô hình du lịch nông thôn được hình thành vừa mang lại giá trị cao, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho du lịch Đình Lập.

Tiếp tục huy động, lồng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển du lịch nông thôn

Ngày 2/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 922/QĐ-TTg về chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Tại tỉnh Quảng Trị, những năm qua, du lịch nông thôn được chú trọng phát triển. Qua đó đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn để tăng thu nhập của người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Hội thảo khoa học về giải pháp phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Hướng Hóa

Sáng nay 14/6, Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức hội thảo khoa học 'Giải pháp phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị hiện nay'.

Phát triển du lịch nông thôn: Còn nhiều việc phải làm

Thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ, mang lại sắc thái mới, sức sống mới ở khu vực nông thôn. Dù vậy, để lĩnh vực này thực sự trở thành động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới bền vững, vẫn còn nhiều việc cần làm.

Phát triển du lịch nông thôn gắn với đặc trưng vùng, miền và chuyển đổi số

Thời gian qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc mở rộng các tuyến, điểm du lịch. Nhờ đó, các sản phẩm dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng, thời gian lưu trú của du khách tại khu vực nông thôn ngày càng dài hơn.

Hà Tĩnh 'khơi dòng' phát triển du lịch nông thôn

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đang là xu thế mang tính bền vững. Tại Hà Tĩnh, loại hình này đang được tỉnh và các địa phương 'khơi dòng' bằng nhiều chủ trương, chính sách và hành động cụ thể.

Tháo gỡ vướng mắc để phát triển du lịch nông thôn

Du lịch nông thôn là các loại hình du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn, với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, trong đó du khách được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thiên nhiên, gắn với những đặc điểm tiêu biểu ở khu vực nông thôn, những di sản văn hóa xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã. Những năm gần đây, du lịch nông thôn nở rộ với nhiều loại hình phong phú như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề..., góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn.

Tập trung đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đặc biệt là nâng cao thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và các xã nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng được quan tâm chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đến địa phương, được thể hiện tại các quyết định, nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo thực hiện từ Chính phủ đến tỉnh, huyện, xã... Tại thành phố (TP) Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, việc tập trung đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung thực hiện bằng nhiều giải pháp.

Cần cơ chế đặc thù cho du lịch nông nghiệp, nông thôn phát triển:Bài cuối: Phát triển du lịch nông nghiệp gắn với nền nông nghiệp đa giá trị

Những năm qua, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã và đang tận dụng tối đa lợi thế đa dạng hệ sinh thái tự nhiên, bản sắc văn hóa để tạo dựng nền nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch trải nghiệm.

Đầu năm, nói chuyện du lịch nông nghiệp tại TP.HCM

Du lịch nông nghiệp được xác định là một trong những sản phẩm quan trọng của ngành du lịch TP.HCM trong giai đoạn tới để có thể khai thác hết các tiềm năng, đưa TP.HCM trở thành trung tâm du lịch của khu vực.

'Cỗ máy kiếm tiền' du lịch nông nghiệp đã bắt đầu vận hành

ng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp lớn nhất nước. Nơi đây, ruộng đồng bao la thẳng cánh cò bay, bốn mùa cây lành trái ngọt trĩu quả, tôm cá đầy ghe… khó nơi nào sánh được. Đó là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch. Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành, với mục tiêu: 'Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững…' đang là điểm tựa để du lịch nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL có cơ hội phát triển tốt hơn…

Du lịch nông nghiệp, nông thôn định hướng liên kết cùng phát triển

Ngày 13, 14/01/2024, Cộng đồng du lịch nông nghiệp miền Bắc chính thức tổ chức offline lần đầu tiên tại An Lạc Farm, Đan Phượng , Hà Nội.

Tạo giá trị mới từ nông nghiệp du lịch

Nhiều nông dân tham gia làm du lịch, hoạt động hiệu quả đã góp phần cải thiện cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân

Chiều 30/12, tại trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2023 với chủ đề: Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM) xanh, bền vững. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu 63 tỉnh, TP trên cả nước.

Thủ tướng đối thoại với nông dân: Dân chủ, hiệu quả thiết thực

Chiều 30/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2023.

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với mô hình du lịch nông thôn

Sau hơn 1 năm triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng, đến nay Chương trình này đã đạt được nhiều kết quả, cho thấy việc phát triển du lịch nông thôn kết hợp với nông nghiệp sạch không chỉ tạo ra cơ hội kinh doanh mới mà còn góp phần tăng cường phát triển bền vững, cho các địa phương.

Lâm Đồng chấm dứt Quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý du lịch canh nông

Quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động du lịch canh nông ở Lâm Đồng không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và các quy định liên quan đến loại hình du lịch canh nông.

Lâm Đồng: Chấm dứt Quy chế tạm thời về kinh doanh du lịch canh nông

Sau gần 3 năm triển khai Quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông (theo Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 13/4/2021), UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định chấm dứt hiệu lực của Quy chế này do không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và các quy định liên quan đến loại hình du lịch canh nông.

11 Nghị quyết HĐND tỉnh nhất trí thông qua tại Kỳ họp thứ 11

Kỳ họp thứ 11 - HĐND tỉnh khóa X, đại biểu HĐND tỉnh xem xét, biểu quyết nhất trí thông qua 11 Nghị quyết (NQ). Đây là các NQ quan trọng phục vụ cho sự phát triển chung của tỉnh, tạo cơ sở pháp lý cho UBND tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đạt các chỉ tiêu nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh đề ra.

Để sản phẩm OCOP du lịch hấp dẫn du khách

Du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch tiêu chuẩn OCOP đã và đang giúp các địa phương đạt mục tiêu kép, vừa phát triển du lịch, vừa tiêu thụ sản phẩm, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Để không lãng phí 'bờ xôi, ruộng mật': Cần đổi mới tư duy, nâng cao giá trị sản xuấtBài 4: Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Hiệu quả từ một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua đã được khẳng định. Điều đó cho thấy, nông nghiệp Hà Nội còn nhiều dư địa để phát triển mạnh mẽ hơn.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, khuyến khích cộng đồng dân cư làm du lịch, phát huy bản sắc văn hóa, hướng đến nông thôn hiện đại, văn minh… du lịch nông thôn được xem là động lực góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới.

Ra mắt chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) ngày 30/10 đã cho ra mắt chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn. Chuyên trang là nơi quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch nông thôn, đồng thời nâng cao nhận thức xã hội về tầm quan trọng của phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị.

Xây dựng chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn

Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) đã xây dựng và cho ra mắt chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn.

Định hướng làm du lịch cho nông dân

Để người nông dân trở thành những người làm du lịch chuyên nghiệp cần thay đổi tư duy làm du lịch - dịch vụ. Chính quyền địa phương phải đóng vai trò chính trong xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng, nông nghiệp và có 4 bước cần lưu ý trong xây dựng thương hiệu du lịch nông nghiệp.

Gắn kết du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOP

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP được xác định là giải pháp tối ưu, mang lại 'lợi ích kép' cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp mà còn thiết thực góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, tạo động lực phát triển bền vững.

Du lịch nông nghiệp - Đòn bẩy phát triển kinh tế bền vững

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch nông nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển kinh tế bền vững tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo động lực xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao chất lượng đời sống cho người dân; từng bước đưa Quảng Ninh trở thành điểm đến hấp dẫn với đa dạng các loại hình du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.

Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp, cộng đồng phù hợp

Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 nêu rõ: phát triển du lịch nông nghiệp, cộng đồng là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của chương trình. Tại Quảng Trị, du lịch nông nghiệp, cộng đồng đang được nhiều địa phương, người dân quan tâm.

Mỗi địa phương cần có sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng

Các chuyên gia cho rằng, để phát triển bền vững du lịch nông thôn tại Việt Nam, thì yếu tố quan trọng nhất là mỗi địa phương phải có sản phẩm du lịch nông thôn đặc trưng.

Du lịch nông thôn là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Hơn 10.000 sản phẩm của chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) hiện nay là cơ sở để phát triển các tour tuyến du lịch nông thôn.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch để nông sản vươn xa

Theo các chuyên gia du lịch, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu của nhiều địa phương. Tuy nhiên, cần phát triển du lịch gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP để tìm đầu ra bền vững cho nông sản và đưa nông sản Việt vươn xa.

Thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP

Tham gia diễn đàn 'Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP', các đại biểu Hà Tĩnh đã được các chuyên gia chia sẻ và trao đổi về các giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp kết hợp tiêu thụ sản phẩm đặc sản nông nghiệp và OCOP.

Tăng sức hấp dẫn cho du lịch sinh thái nông nghiệp

Thời gian gần đây, du lịch sinh thái nông nghiệp đã góp phần thu hút du khách với nhiều sản phẩm phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa vùng, miền. Tuy nhiên, để du lịch sinh thái nông nghiệp trở thành dòng sản phẩm, các tour, tuyến có sức hấp dẫn, các địa phương và các doanh nghiệp lữ hành cần liên kết chặt chẽ hơn.

Triển vọng nông thôn mới Cư K'nia

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng cách đa dạng cây trồng đồng thời thúc đẩy liên kết để sản xuất hàng hóa thông qua HTX đang giúp xã Cư K'nia (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) khơi dậy được sự hưởng ứng của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng mô hình du lịch nông thôn kiểu mẫu: Cần nhiều cuộc đối thoại công - tư

Cần xây dựng những mô hình du lịch nông thôn kiểu mẫu để người dân có niềm tin làm theo. Muốn làm được điều đó, rất cần những cuộc đối thoại công – tư để các bên thấu hiểu nhau.

Chung tay phát triển du lịch bền vững gắn với nông nghiệp

Phát triển du lịch bền vững gắn với nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung được các cơ quan ban ngành quan tâm.

Chương trình du lịch nông thôn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị

Chương trình du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững.

Khơi dậy tiềm năng du lịch nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống của người dân. Đây cũng là xu hướng đang được đông đảo du khách lựa chọn. Do đó, những năm gần đây các địa phương, các khu, điểm du lịch trong tỉnh đã quan tâm đầu tư, phát triển loại hình du lịch này.

Chính phủ cho phép làm du lịch trên đất nông nghiệp

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Cần Thơ: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 107/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kế hoạch này nhằm thực hiện Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.