Theo Tribeca, thời gian chờ đợi trung bình tại eo biển Bosphorus đối với các tàu chở dầu đi về phía Nam đã giảm xuống còn khoảng 3 ngày, vào tuần trước, thời gian chờ trung bình cao nhất là 6 ngày.
Số lượng tàu chở dầu đang chờ đi qua eo biển Bosphorus của Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) trên đường đến Địa Trung Hải đã bớt căng thẳng so với trước đây.
Từ ngày 5-12, Liên minh châu Âu (EU) cùng các đồng minh trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và Australia bắt đầu áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng. Sau động thái này, một số nước đưa ra hành động tương tự.
Tuyên bố của Điện Kremlin nêu rõ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận chi tiết việc mở rộng hợp tác song phương, đặc biệt hai bên ghi nhận kim ngạch thương mại tăng trưởng kỷ lục...
Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal và người đồng cấp Nga Sergey Vershinin đã có cuộc hội đàm tại Istanbul, trong đó thảo luận về các cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu nông sản của Nga ra thị trường thế giới.
Tình trạng hàng chục tàu chở dầu ùn tắc tại các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp diễn khi các bên không thể đưa ra giải pháp cho vấn đề bảo hiểm liên quan đến lệnh trừng phạt dầu thô của Nga.
Công ty vận tải biển Tribeca ngày 9/12 cho biết hiện có tới 20 tàu chở dầu đang chờ trên Biển Đen để qua eo biển Bosphorus của thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đến Địa Trung Hải.
Trong vòng chưa đầy 5 ngày kể từ khi lệnh cấm vận dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) và cơ chế áp trần giá dầu Nga do khối cường quốc công nghiệp G7 khởi xướng có hiệu lực, có khoảng 26 tàu chở dầu bị chặn tại các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ, theo dữ liệu của Bloomberg.
Thổ Nhĩ Kỳ coi Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một đối tác quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat Onal tại Lễ khai mạc Tuần lễ ASEAN tại thủ đô Ankara ngày 25/10.
Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Israel 'đã nêu vấn đề người Israel mất tích và bị giam giữ cùng với tầm quan trọng của việc đưa họ trở về nhà.'
Ngày 17/8, Văn phòng Thủ tướng Israel Yair Lapid thông báo, nước này và Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định khôi phục hoàn toàn các mối quan hệ ngoại giao và sẽ cử đại sứ của mỗi nước tới nước còn lại trong bối cảnh quan hệ song phương cải thiện ổn định.
Israel nối lại quan hệ song phương với Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quan trọng cho sự ổn định khu vực và là thông tin kinh tế rất tích cực cho dân Israel, góp phần thúc đẩy liên kết giữa dân hai nước.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có chung đường biên giới với Ukraine và Nga ở Biển Đen, có quan hệ tốt với cả 2 nước này và đã đóng vai trò trung gian hòa giải.