Đủ giống cho vụ xuân

Vụ xuân là một trong những vụ sản xuất chính trong năm, do vậy, để sản xuất vụ xuân đạt kết quả tốt nhất, thời điểm này, cơ cấu giống, số lượng giống đã được các đơn vị cung ứng giống cây trồng trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng cung ứng cho người dân, đảm bảo sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất.

Chăm sóc cây màu vụ đông đón Tết

Chăm sóc cây trồng là khâu quan trọng nhất, đảm bảo mỗi vụ thu hoạch được thắng lợi. Ngay từ đầu tháng 9, người dân đã nhanh chóng thu hoạch vụ hè thu để giải phóng đất làm vụ đông cho kịp khung thời vụ. Thời điểm này, người dân đang ra sức chăm sóc để có một vụ đông vượt kế hoạch về năng suất, sản lượng, chuẩn bị đón một cái Tết sung túc.

Vụ mùa 2022: Thời tiết bất lợi, năng suất vẫn đảm bảo

Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành cùng với sự chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất của người dân đã góp phần nâng cao năng suất lúa vụ mùa. Đến ngày 15 - 10, người dân trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành thu hoạch hơn 95% lúa mùa, năng suất đạt trung bình 58,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 144.819 tấn.

Chủ động chăm sóc vụ mùa

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy trên 24.700 ha lúa. Hiện nay, diện tích lúa đã cấy đang trong thời kỳ sinh trưởng, vì vậy các ngành chuyên môn đang tập trung đôn đốc các địa phương chủ động phòng trừ sâu bệnh hại nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng cây trồng.

Cung ứng đủ giống, vật tư phân bón cho sản xuất vụ mùa

Các địa phương trong tỉnh đang đẩy nhanh thu hoạch vụ xuân, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa, bảo đảm khung thời vụ cho vụ đông sắp tới. Trong bối cảnh thị trường giá vật tư phân bón có nhiều biến động, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo đủ lượng hàng cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con nông dân.

Hoa quả mùa hè được giá: Bắt đầu từ thay đổi tư duy sản xuất

Nhiều nhà vườn đã thay đổi tư duy sản xuất từ tập trung phát triển diện tích sang nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng quy trình sản xuất an toàn trong quá trình canh tác, nói không với thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản... Nhờ đó, giá bán năm nay tăng hơn so với mọi năm.

Khôi phục sản xuất sau mưa lũ

Những ngày vừa qua, mưa lớn chưa từng có trong nhiều năm gần đây đã làm ngập úng, ảnh hưởng nặng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngay khi mưa dứt, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đôn đốc bà con nhanh chóng khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.

Phòng trừ sâu bệnh, đón đòng lúa xuân

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất vụ xuân năm nay tương đối thuận lợi, nguồn nước tưới ổn định là điều kiện rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Hiện trà lúa chính vụ đang bước vào giai đoạn đứng cái, bà con nông dân tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại để đón đòng lúa, bảo đảm vụ xuân bội thu.

Mở rộng diện tích lúa chất lượng vụ xuân

Thời điểm này, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung nhân lực gieo cấy hết diện tích. Đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điểm mới nhất của vụ xuân năm nay là diện tích lúa chất lượng không ngừng được mở rộng.

Định hình khung thời vụ, cơ cấu giống để vụ xuân thắng lợi

Còn hơn 1 tháng nữa vụ xuân bắt đầu, đảm bảo sản xuất thắng lợi, ngành Nông nghiệp chỉ đạo sản xuất trà xuân muộn là chủ lực, tăng diện tích lúa chất lượng, giống chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất thuận.

Tăng thu nhập trên đất ruộng kém hiệu quả

Nhiều diện tích đất ruộng kém hiệu quả sau một thời gian bị 'bỏ quên', đã được người nông dân đánh thức bằng các loại cây trồng phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao.

Kiểm soát sâu xanh gây hại rừng bồ đề

Ngày 17-9, Báo Tuyên Quang Online có bài phản ánh về tình trạng sâu xanh gây hại nặng trên rừng bồ đề của Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn. Ngay sau khi báo đăng, ngày 22-9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh vào cuộc xác định nguyên nhân, hỗ trợ Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn thực hiện giải pháp để kiểm soát, hạn chế sâu hại lây lan diện rộng.

Không để sâu, bệnh hại rừng mới trồng

Diễn biến bất thường của thời tiết khiến sâu, bệnh xuất hiện và gây hại trên cây lâm nghiệp, đặc biệt diện tích rừng mới trồng. Chi cục Kiểm lâm tỉnh khuyến cáo người dân và các chủ rừng, chủ động các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất sâu, bệnh hại xâm nhập, góp phần nâng cao tỷ lệ thành rừng.

Điều chỉnh sản xuất nông nghiệp thích ứng với tình hình mới

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ lan rộng tại nhiều địa phương, điều này đồng nghĩa với việc thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh bị biến động. Thực hiện mục tiêu kép vừa sản xuất vừa chống dịch, ngành Nông nghiệp đang khuyến khích các địa phương chủ động điều chuyển nhằm thích ứng với bối cảnh dịch bệnh, trong đó, tăng cường rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch giảm bớt áp lực thu hoạch rộ vào một thời điểm; tăng cường sản xuất những mặt hàng thiết yếu mà thị trường có nhu cầu lớn như cây lương thực, rau xanh.

Cảnh báo sâu, bệnh hại cây trồng

Thời tiết đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, tổng lượng mưa tháng 6 và tháng 7 thấp hơn trung bình nhiều năm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây trồng. Theo các chuyên gia nông nghiệp, đây cũng là thời điểm phát sinh mạnh mẽ nhất của bệnh, nếu không có giải pháp phòng trừ sớm thì nguy cơ bùng phát dịch là điều dễ xảy ra.

Chăm sóc lúa mùa giai đoạn hồi xanh, đẻ nhánh

Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa mùa với gần 25 nghìn ha, trong đó lúa thuần trên 15.700 ha, còn lại là lúa lai. Sau gieo cấy, nông dân các địa phương đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc, bảo vệ lúa.

Công ty Sygenta Việt Nam hỗ trợ giống trồng lại ngô NK7328 tại Kim Quan

Báo Tuyên Quang Online ngày 5-7 có đăng bài 'Hiện tượng ngô kết hạt kém ở Kim Quan: Cần làm rõ nguyên nhân'. Ngay sau khi bài báo đăng, các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Sơn, chính quyền địa phương phối hợp với Công ty Sygenta (đơn vị sản xuất giống) đã vào cuộc đánh giá và làm rõ nguyên nhân.

Hiện tượng ngô kết hạt kém ở Kim Quan: Cần sớm làm rõ nguyên nhân

Hơn ba tháng trồng và chăm sóc, đến ngày thu hoạch, một số hộ dân thôn Làng Nhà, Khuôn Hẻ, xã Kim Quan (Yên Sơn) mới ngớ người ra khi ngô xanh tốt, cây cao ngang đầu người nhưng bắp lại chẽ 5, chẽ 7. Điều đáng nói là tất cả những cây có bắp chẽ đều rất ít hạt.

Tận diệt giun đất - Một cách phá hoại môi trường

Giun đất được ví như 'chiếc máy cày tự nhiên' của người nông dân nhờ khả năng làm tơi xốp, giàu dinh dưỡng cho đất. Thời gian gần đây, loài sinh vật này đang bị tận diệt bằng kích điện, bán cho các thương lái để xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Báo Tuyên Quang giới thiệu đến độc giả loạt bài về thực trạng khai thác, sơ chế giun đất và câu trả lời của cơ quan chức năng về vấn đề này.

Vụ lúa xuân thắng lớn

Thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 2.450 ha lúa xuân, đạt 12,9% diện tích. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân ở khắp các địa phương đang tập trung ra đồng, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa để kịp thời gieo cấy lúa vụ mùa. Qua đánh giá, lúa xuân năm nay đạt thắng lợi lớn cả về năng suất và sản lượng.

Giải pháp nào xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật?

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp, lượng, loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên địa bàn tỉnh khoảng 346 tấn/năm và ước tính lượng vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chiếm khoảng 10%, tương đương 30 đến 35 tấn/năm. Hiện nay tỉnh ta đã triển khai xây dựng bể, kho chứa vỏ thuốc. Tuy nhiên qua thời gian, bể và kho chứa vỏ thuốc đầy thì một số nơi còn loay hoay trong việc xử lý loại rác thải này.

Bất cập trong sản xuất nông sản

Giá rau, củ, quả giảm sâu như hiện nay chỉ mang tính tạm thời, tuy nhiên qua đó cho thấy còn nhiều yếu kém trong tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đa dạng các chủng loại rau và tăng cường liên kết là giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng mất giá hoặc bị đẩy giá, góp phần bình ổn thị trường nông sản.

Giải pháp nhân rộng sản xuất hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng sản xuất mới trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng sạch của người dân được nâng cao. Mặc dù là một trong những tỉnh đầu tiên xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn này, nhưng đến thời điểm hiện tại, diện tích sản xuất hữu cơ của tỉnh vẫn tương đối khiêm tốn. Một số mô hình sau khi đã được chứng nhận, lại không duy trì sản xuất, do nhiều nguyên nhân.

Sẵn sàng đón 'mùa vàng'

Sản xuất vụ xuân thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh năm 2021. Vì vậy, ngành nông nghiệp và các địa phương đã chủ động các giải pháp, sẵn sàng đón một 'mùa vàng'.

Ứng phó thời tiết bất lợi vụ xuân

Thời tiết vụ xuân 2021 dự báo sẽ diễn biến bất thường, nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm, gây khó khăn trong tổ chức, chỉ đạo và triển khai sản xuất.

Quản lý sản xuất, kinh doanh, thử nghiệm giống vụ xuân

Không tuân thủ cơ cấu giống theo mùa vụ, tự ý trồng thử nghiệm giống mới khi chưa được sự cho phép của cơ quan chuyên môn, nhiều hộ nông dân đã bị thiệt hại, lúa sinh trưởng, phát triển kém, năng suất, sản lượng giảm sút... Điều này đặt ra vấn đề phải siết chặt hơn nữa công tác quản lý nguồn giống khi vụ xuân đã cận kề.

Sản xuất vụ Xuân 2020: Vượt khó khăn, giành thắng lợi

Sản xuất vụ Xuân 2020 diễn ra trong điều kiện thời tiết bất thường. Ngành Nông nghiệp, các địa phương và nông dân đã bám sát đồng ruộng, khắc phục bất lợi, tập trung hoàn thành kế hoạch sản xuất. Toàn tỉnh đã hoàn thành gieo cấy 19.225 ha lúa, đạt 102,3% kế hoạch năm, năng suất lúa ước đạt 60,1 tạ/ha, sản lượng ước đạt 115.517 tấn.

Kiểm soát sâu, bệnh hại lúa xuân

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa sẽ cho thu hoạch nhưng nhiều diện tích lúa xuân đang bị sâu, bệnh hại tấn công. Nguy cơ bùng phát thành dịch là rất lớn. Trước tình hình này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các đơn vị chuyên môn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố tăng cường lực lượng bám sát đồng ruộng, theo dõi diễn biến sâu, bệnh hại hướng dẫn người dân phòng trừ.

Chủ động phòng, trừ sâu bệnh hại lúa xuân

Tháng 3, 4 thường là cao điểm phát sinh sâu, bệnh hại lúa xuân. Do vậy, các địa phương và bà con nông dân cần tăng cường kiểm tra, phát hiện sớm các loại sâu bệnh, diệt trừ tận gốc không để lây lan trên diện rộng.

Nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa đá, dông lốc

Do ảnh hưởng của hội tụ gió đêm 2-3, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa đá kèm theo dông lốc gây thiệt hại nặng nề về tài sản, hoa màu của người dân.

Phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ

Tỉnh Tuyên Quang đang từng bước hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững. Trên thực tế, nền nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi phải có nền sản xuất phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, sản xuất phân bón hữu cơ vẫn ở tình trạng nhỏ lẻ, chưa đáp ứng hết nhu cầu sản xuất sạch của người nông dân.

Quản lý, theo dõi diện tích lúa BC15

Giống lúa Thái Bình (BC15) được khuyến cáo không được đưa vào gieo cấy trong vụ xuân, bởi đây là giống rất mẫn cảm với nền nhiệt độ thấp khả năng nhiễm sâu bệnh hại cao, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Tuy nhiên, qua kiểm tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tại một số địa phương, bà con vẫn tự ý đưa giống lúa này vào gieo cấy, gây ra những khó khăn cho công tác kiểm soát, theo dõi sâu, bệnh hại.

Không có tình trạng khan hiếm giống lúa

Chuẩn bị vào vụ sản xuất, thị trường lúa giống trên địa bàn tỉnh khá sôi động, sức mua tăng mạnh khiến nông dân lo ngại nguồn giống khan hiếm, giá lúa giống được đẩy lên rất cao. Theo thông tin chính thức từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không có tình trạng khan hiếm giống lúa nên người dân hoàn toàn yên tâm.

Chuẩn bị các điều kiện phục vụ sản xuất vụ xuân

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa lịch sản xuất vụ xuân bắt đầu. Tại thời điểm này, trên khắp các cánh đồng, bà con nông dân đang tập trung thu hoạch cây vụ đông, cày ải, làm đất chuẩn bị gieo mạ bảo đảm cuối tháng 1 đầu tháng 2 cấy trà chính vụ.