Nhằm kiểm soát chất lượng, khẳng định giá trị của sản phẩm cây trồng trên thị trường, gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thời gian qua, huyện Nga Sơn đã khuyến khích các địa phương, chủ thể sản xuất mở rộng diện tích các vùng chuyên canh, xây dựng mã số vùng trồng (MSVT). Bước đầu, những vùng cây trồng được cấp mã số đã và đang phát huy hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Là một trong hai xã nằm trong kế hoạch đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024 của huyện Nga Sơn, ngay từ đầu năm, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Nga Yên đã tích cực triển khai các nhiệm vụ và kế hoạch đề ra.
Những năm gần đây, không chỉ ở những địa phương truyền thống như Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa... mà người dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư phát triển dưa như một cây trồng lợi thế, mang lại giá trị kinh tế cao. Mặc dù hằng năm có diện tích sản xuất lớn, chất lượng và sản lượng ổn định, song để cây dưa xứ Thanh khẳng định được thương hiệu đang là bài toán khó...
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 97 vùng sản xuất rau màu, tổng diện tích khoảng 13.500 ha. Tuy nhiên, cùng với việc tạo nguồn cung lớn cho thị trường về các sản phẩm chất lượng cao, an toàn thì bài toán đặt ra đối với lĩnh vực sản xuất rau, màu của tỉnh chính là việc giữ vững chất lượng, bảo đảm các tiêu chuẩn sản xuất được quy định.
Về những vấn đề đặt ra trong duy trì xã đạt tiêu chí an toàn thực phẩm (ATTP) và xây dựng nâng cao, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông: Hà Văn Giáp, quyền Chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh; Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Thọ Xuân; Mai Hữu Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Yên (Nga Sơn).
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về chủ trương lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa Chùa Đống Cao, xã Nga Yên, huyện Nga Sơn.