Chủ tịch Tôn Đức Thắng - nhà lãnh đạo mẫu mực, người cộng sản kiên trung, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời - suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - nhà lãnh đạo mẫu mực, người cộng sản kiên trung, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời. Với 92 năm tuổi đời, 70 năm hoạt động cách mạng, được Đảng và Nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, Người đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân, vì sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ đã đến dự Lễ Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại An Giang.
Sáng 19/8, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến viếng, dâng hương tại đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023).
Ngày 19/8, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người chiến sĩ hết sức trung thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một nhà lãnh đạo mẫu mực của Đảng, của dân tộc ta. Đồng chí đã hiến dâng cả cuộc đời cho lý tưởng cộng sản, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hơn 30 năm trực tiếp lãnh đạo tổ chức xây dựng, phát triển Mặt trận Đoàn kết Dân tộc, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đóng góp quan trọng trong việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong lịch sử hình thành vùng đất An Giang, có sự đóng góp rất lớn của những danh thần mở cõi, như: Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh; danh tướng yêu nước, như: Quản Cơ Thành, Thủ Khoa Huân… Còn trong tiến trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, vùng đất An Giang luôn xuất hiện nhiều danh nhân có đóng góp to lớn.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở bất cứ đâu, cương vị nào, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng cũng luôn khiêm tốn, giản dị, gần gũi, đoàn kết với mọi tầng lớp nhân dân, nhưng vẫn toát lên tinh thần bất khuất, kiên cường của người chiến sĩ cộng sản, một tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời-đã suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngơìĐồng chí Tôn Đức Thắng sinh ngày 20-8-1888, trong một gia đình nông dân ở Cù lao Ông Hổ, làng An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang-miền quê giàu truyền thống cách mạng. Từ nhỏ, Tôn Đức Thắng được gia đình cho học chữ nho, chữ quốc ngữ và chữ Pháp, tâm hồn, ý chí và lòng yêu nước kiên trung đã sớm được nuôi dưỡng bởi thống quê hương và những tấm gương anh dũng chống thực dân Pháp lúc bấy giờ.Vốn là người có tư chất thông minh, giỏi tiếng Pháp, đầy khát vọng tự do, tính tự lập cao, thương người, lại có tài năng về kỹ thuật cơ khí, nên ngay từ năm 1907, Tôn Đức Thắng đã lên Sài Gòn bắt đầu cuộc sống làm thợ và trở thành hạt nhân lãnh đạo các cuộc đấu tranh bãi khóa của học sinh Trường Bá Nghệ, là người tổ chức các cuộc bãi công của công nhân Ba Son năm 1912.