Để khai thác tiềm năng du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng vùng DTTS, khai thác tiềm năng du lịch và quảng bá đến du khách.
Cục Đường bộ Việt Nam đầu tư xây dựng 87 chiếc cầu, cống giúp dân người dân Gia Lai đi lại an toàn, thuận lợi hơn trong vận chuyển hàng hóa, vật tư nông sản để phát triển kinh tế, góp phần thoát nghèo.
Dưới mái nhà sàn, anh Rơ Châm Bôm (42 tuổi, làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày miệt mài bên những thanh lồ ô. Dẫu bị khiếm thị bẩm sinh nhưng chàng trai Jrai này không chỉ khéo léo vót ra những đôi đũa đẹp mà còn chơi đàn Goong rất giỏi.
Nhằm khơi gợi ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), các tổ chức Đoàn đã linh hoạt triển khai hoạt động tham quan, trải nghiệm tại các làng dân tộc thiểu số.
Đầu tư trồng 'trái nhà giàu' theo tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu chính ngạch ra thị trường thế giới, nhiều nông dân ở Gia Lai thu lãi hàng tỷ đồng.
Mô hình hợp tác trồng sầu riêng VietGAP không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.
Nhận thấy tiềm năng và giá trị kinh tế cao từ cây sầu riêng, nông dân ở Gia Lai, đặc biệt là cộng đồng đồng bào thiểu số Jrai đã mạnh dạn chuyển hướng sang trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hướng đến xây dựng thương hiệu nông sản của địa phương.
Theo tập tục xưa ở Tây Nguyên thì các Pram (người hóa trang) hay Pơtual (người múa hề) xuất hiện mang nhiều ý nghĩa khác nhau, như xua đuổi tà ma, ác quỷ. Thế nhưng ngày nay, các nhân vật này đã được biến cải, không chỉ đơn thuần là những hầu cận của người đã khuất, mà đã trở thành những nhân vật mới khuấy động không khí, gây cười, thu hút sự chú ý của đám đông.
Thời gian gần đây, người Jrai ở xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã biến quả bầu khô thành sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ du khách.
Với việc hỗ trợ kinh phí 50%, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) thực sự đang tạo ra động lực lớn để người trồng cà phê Gia Lai mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm. Trong đó, HTX Sản xuất Thương mại Dịch vụ Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) là một điển hình về hiệu quả tăng năng suất, tiết kiệm chi phí đi đôi với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.