Lối mòn phủ rêu xanh

Từ khi còn bé xíu, tôi đã theo mẹ ra vườn cao su. Là đi theo để mẹ có người làm bạn vậy thôi chứ chẳng giúp được gì cả. Thế nhưng, mẹ rất vui mỗi khi có tôi đi cùng. Rồi lớn thêm một chút, tôi biết gỡ mủ tạp, bóc mủ máng… quanh quẩn giúp mẹ những việc nhỏ. Khi trưởng thành, tôi biết phụ mẹ đi cạo mủ. Tôi thấy mình lớn hẳn khi nghe mẹ gọi là 'cô công nhân nhỏ đáng yêu của mẹ'.

Ký ức tuổi thơ từ món canh quê

Ở quê tôi, ngoài những vườn dừa bạt ngàn nối tiếp nhau chỉ bằng một bờ ranh, con xẻo, con kênh để phân biệt các chủ vườn thì còn một loại cây trái rất thân thiết. Đó là chuối. Phổ biến nhất là chuối xiêm đen. Chuối có thể trồng ở bất cứ đâu, ngõ trước, ven rào, vườn sau, bên hè. Chuối trồng trên mương vườn dừa hoặc trồng riêng thành một vườn rộng mênh mông. Cây chuối cũng giống như cây dừa, ít công chăm sóc nhưng lại cho huê lợi nhiều, quanh năm. Có thể ăn từ cây con đến bắp chuối, trái chuối. Lá chuối dùng để gói bánh, dây chuối khô dùng để cột hoặc trói cua, bẹ chuối dùng làm trò chơi trẻ con như kéo mo cau. Người đi xa nhớ quê, nhớ cả tiếng xào xạc của tàu lá chuối bị gió quật trong đêm vắng.

Cù gù, gật gù, bầu bù

'Nác su' ý nói 'nước sâu''Trấy bù' để gọi 'quả bầu' đó thôiQua câu vần vè đáng yêu này, ta thấy với người xứ Nghệ đã phát âm 'âu' thành 'u', tuy nhiên không phải tất cả, thí dụ người ta vẫn nói đi tàu, trái đậu v.v… chứ không biến âm.

'Cù bất cù bơ' là gì?

Bà Hồ Xuân Hương có câu thơ: Bác mẹ sinh ta phận ốc nhồi/ Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.

Trai làng lực lưỡng tranh cướp quả cù ở lễ hội đền Bạch Mã

Lễ hội đền Bạch Mã (Thanh Chương, Nghệ An) đã diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian. Đặc biệt, ở trò chơi vật cù, hàng trăm người dân chăm chú theo dõi với những pha tranh cướp hấp dẫn, gay cấn.

Ầu ơ nhịp võng đong đưa

1. Dì Phẩm ở xóm Đình cả đời sống bằng nghề đan võng. Dì không đan bằng sợi đay hay vải mà bằng lớp vỏ mấu lấy từ trên rừng cao, núi sâu đèo hun hút gió. Mấy chú đi núi mang về chất đống vỏ mấu trước sân, dì đem ngâm dưới bến sông cho mềm, vớt lên để ráo, rồi đem ra nắng phơi. Dì lấy chân đạp cho mềm rồi theo thớ tách thành từng sợi mấu to tròn săn chắc, kéo căng không đứt đoạn, có màu đỏ bầm như trái chùm quân, như màu phù sa mỗi năm từ thượng nguồn mang về bồi đắp bờ bãi ven sông...

Trong chuyến xuất hành đầu năm, nghệ sĩ Đoàn Vương Quốc-hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi đã chọn Gia Lai, Đak Lak để ghi lại những khoảnh khắc xuân cao nguyên. Anh còn tiếp tục đi qua một số nơi khác trước khi trở về quê nhà. Đôi chân khuyết tật không 'làm khó' được người nghệ sĩ vì quá yêu cảnh đẹp quê hương mà sẵn sàng vượt lên tất cả.