Đón bằng di tích văn hóa cấp tỉnh đền thờ Đinh Nho Điển

Đền thờ Đinh Nho Điển (xã An Hòa Thịnh, Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi thờ phụng danh nhân có công lao đóng góp cho quê hương, đất nước.

Bí thư chi bộ gương mẫu, hết mình vì công việc

Hơn 33 năm qua, kể từ khi rời quân ngũ về với cuộc sống đời thường, gắn bó với công tác xã hội ở tổ dân phố, Cựu chiến binh Nguyễn Đình Tính - Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư số 10, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội… vẫn luôn phát huy phẩm chất tốt đẹp của người lính, tiên phong, gương mẫu trong các phong trào thi đua.

Bí thư Tỉnh ủy dự lễ dâng sách tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Trước khi xuất bản cuốn tiểu thuyết 'Còn có ai người khóc Tố Như', Nhà văn Võ Bá Cường đã trang trọng dâng sách tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân - Hà Tĩnh).

'Ba phường bảy ngõ', khu phố hơn 2.200 năm tuổi ở Trung Quốc

'Ba phường bảy ngõ' là khu phố cổ có lịch sử hơn 2.200 năm ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, trải qua bao biến thiên của thời gian, di tích cổ rộng gần 40ha này vẫn được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh.

Bài 3: Tám phương châm tuyển chọn nhân tài

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sảnSau việc xem người là bước vạn sự khởi đầu nan trong việc dùng người, thì việc chọn người vô cùng hệ trọng, nhất là người đứng đầu tổ chức, bộ máy, rộng và cao hơn là thể chế, quốc gia xã tắc.

Xây dựng đội ngũ trí thức trong bối cảnh mới: Phải có đầu tư xứng đáng cho nghiên cứu khoa học

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của chính sách trọng dụng nhân tài trong việc xây dựng đội ngũ trí thức, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng, trước hết phải đánh giá đầy đủ vai trò và đóng góp của đội ngũ trí thức cho đất nước, từ đó có chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần xứng đáng.

Khánh thành Khu lưu niệm Nguyễn Thiện Thuật tại tỉnh Hưng Yên

Dự án đầu tư xây dựng, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Thiện Thuật được triển khai tại thị xã Mỹ Hào, nơi đặt lăng mộ, cũng là quê hương của ông và là nơi đặt bản doanh của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

Đặc sắc Lễ hội Mường Khô

Cứ đến ngày mùng 10 âm lịch hằng năm, người dân làng Muỗng Do, xã Điền Trung và các xã trong cụm Hồ Điền, huyện Bá Thước lại tổ chức lễ hội Mường Khô để tri ân Quận công Hà Công Thái và các vị tướng dòng họ Hà có công dẹp loạn ở vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, đồng thời cầu cho nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi, nảy nở.

Rằm tháng Giêng về Từ đường Nguyễn Khuyến

Năm nay, ngày Rằm tháng Giêng mưa bụi, đậm đà khí tiết Xuân. Trong những dự định chơi xuân của nhiều người, Từ đường Nguyễn Khuyến (thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục) là một trong những điểm đến quan trọng. Bởi, Rằm tháng Giêng là ngày mất của nhà thơ, ngày được chọn là Ngày Thơ Việt Nam. Vì thế, bạn đến Từ đường hôm nay sẽ gặp một không khí lễ nghi khác ngày thường.

Sơn La được giải phóng ngày 22/11/1952 - mốc son lịch sử

LTS: Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân ta đã làm nên thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong 9 năm lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược - Chiến dịch Tây Bắc thắng lợi. Trong chiến dịch lịch sử quan trọng này, vào ngày 22/11/1952, tỉnh Sơn La được hoàn toàn giải phóng. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Sơn La (22/11/1952 - 22/11/2022), Báo Sơn La trân trọng thông tin tới bạn đọc về mốc son lịch sử và những thành tựu nổi bật của tỉnh Sơn La trong 70 năm xây dựng và phát triển sau ngày giải phóng đến nay.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Côn Đảo – Sáng mãi bản anh hùng ca'Tin khácTri ân nghĩa tình nơi biên giơíĐảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Chương trình đã khái quát suốt chiều dài lịch sử hơn 113 năm, từ năm 1862 đến năm 1975, Côn Đảo đã bị thực dân, đế quốc xâm lược và tay sai dùng làm nơi giam cầm, đày ải những sỹ phu, học giả…

Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Côn Đảo - Sáng mãi bản anh hùng ca'

Chương trình đã khái quát suốt chiều dài lịch sử hơn 113 năm, từ năm 1862 đến năm 1975, Côn Đảo đã bị thực dân, đế quốc xâm lược và tay sai dùng làm nơi giam cầm, đày ải những sỹ phu, học giả...

Dấu ấn của truyền thống đoàn kết, sáng tạo, đổi mới

Việt Trì - 'Thành phố ngã ba sông' là nơi phát tích, cội nguồn của dân tộc, kinh đô của Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Có bề dầy truyền thống lịch sử, văn hóa, vị trí địa lý thuận lợi, người dân cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất mà quả cảm, quật cường trước các thế lực ngoại xâm bạo ngược, trong thời điểm miền Bắc đang dồn sức thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, ngày 4/6/1962, thành phố Việt Trì chính thức được thành lập. Niềm tự hào là thành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc XHCN cùng những thành tựu vẻ vang đã đạt được trong suốt sáu thập niên qua đã tạo động lực, nhân lên niềm tin, sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố vững tin phát huy truyền thống đoàn kết, tư duy sáng tạo, đổi mới, chung sức xây dựng thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam ngày càng văn minh, hiện đại.

Thăm khu di tích nhà thờ Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2006. Đây là một địa chỉ đỏ ghi nhớ công lao của vị lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào khởi nghĩa Cần Vương.

'Thiên mệnh' - ánh xạ bi hùng về Quang Trung - Nguyễn Huệ

Có thể nói, viết 'Thiên mệnh' hay nói đúng hơn là viết về Nguyễn Huệ và những nhân vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông là một sự dấn thân rất táo bạo của nhà văn Nguyễn Trọng Tân.

Phát biểu của Chủ tịch nước tại Lễ Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai

Sáng 12/12, tại Khu Di tích Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai và khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Khu di tích.

Sống như dân

Sử chép rằng Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương dù là tổng đốc đất Thăng Long nhưng gia đình 2 ông ở quê đều sống như mọi gia đình khác, chẳng hề có chút gì chứng tỏ là nhà quan. Tổng đốc Phạm Phú Thứ làm quan đi sứ, lo việc trong nước, việc ngoài nước mà nhà lúc nào cũng sống thanh đạm, vẫn cơm rau áo vải. Tuần phủ Hà Nội Phạm Thận Duật có người mẹ buôn thúng bán bưng thường khuyên con: 'Làm cho dân nghèo đi để nhà mình giàu thì người ta ghét lắm'.

Ngày độc lập: Thành quả và sức mạnh của niềm tin

76 năm trước, ngày 2/9/1945, giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử vang lên lời Tuyên ngôn độc lập của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH): 'Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập'. Sự ra đời của Nước Việt Nam DCCH là thành quả vĩ đại trong lịch sử hàng nghìn năm giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam. Ngày độc lập ấy không chỉ là ước vọng của bao lớp cha anh mà còn thể hiện khát vọng lớn lao của dân tộc, thành quả ấy được tạo nên bởi biết bao xương máu của các lớp cha ông được kết tinh bởi niềm tin tất thắng của dân tộc.

Một người cha

'Một người cha' là cuốn sách viết về cuộc đời cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc), thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nhà Xuất bản Văn hóa - Văn nghệ ấn hành năm 2020. Cuốn sách gồm 4 chương: Dòng họ Nguyễn Sinh trên quê hương xứ Nghệ; Từ thuở ấy đến lúc đỗ đạt (1862 -1901); Sự biến chuyển từ tinh thần yêu nước theo ý thức hệ phong kiến cho đến việc hỗ trợ cho Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cho khuynh hướng mới (1901 - 1911); Hoạt động yêu nước kết hợp với cứu dân (1911 - 1929). Ngoài ra, sách còn có phần thay lời kết và phần phụ lục.

Dấu tích của Bác Hồ trước cuộc bôn ba đi tìm hình của Nước

Theo một số tư liệu nghiên cứu, ngày 19/9/1910, thầy giáo 20 tuổi Nguyễn Tất Thành từ trường Dục Thanh – Phan Thiết vào Sài Gòn. Tới Sài Gòn, thầy Thành được bố trí sống tại nhà ông Lê Văn Đạt - một người bà con bên mẹ của cụ Trương Gia Mô.

Bác Hồ với hành trình 'tìm đường đi cho dân tộc theo đi'

'Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai' (Chế Lan Viên) - những câu thơ ấy cứ vang lên trong tâm cảm bao người khi nghĩ đến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.

Nghệ An - 990 năm hình thành và phát triển

Sự kiện 'Nghệ An - 990 năm hình thành và phát triển' với một chuỗi hoạt động khẳng định vị thế vùng đất, con người Nghệ An trong tiến trình phát triển đất nước.

'Cần phải ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc'

Ngày 21/7/1969, thư Bác Hồ gửi cho Đảng bộ Nghệ An chỉ rõ: 'Nghệ An là một tỉnh rộng lớn, có tài nguyên phong phú, nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng. Rất mong đồng bào và đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu làm cho Nghệ An mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc'.

Gần 40 năm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội

Hơn nửa thế kỷ qua, ông Đào Thiện Sính (sinh năm 1946, hiện ở thị trấn Khánh Vĩnh, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) rong ruổi đến khắp các vùng miền để xác minh và tìm hài cốt cho những đồng đội, liệt sỹ chưa rõ danh tính. Ông còn viết 42.000 lá thư báo tin cho hàng trăm gia đình liệt sỹ tìm được mộ phần người thân.

Kho báu vua Hàm Nghi, sự thật và huyền thoại: Quyết chiến

'Lúc đó vua Hàm Nghi còn rất trẻ, vẻ mặt hiền dịu nhưng trang nghiêm. Ông mặc chiếc hoàng bào, ngồi trên chiếc kiệu chạm trổ hình rồng có 4 người khiêng và 4 sỹ quan tùy tùng bên cạnh. Tiếp theo là 2 tướng Tôn Thất Thuyết và Trần Soạn cùng 100 lính trang bị gươm, súng. Đoàn hộ tống khiêng theo 50 thùng lớn, 3 con voi và 5 con ngựa…' – hình ảnh của vua Hàm Nghi khi từ Hương Khê (Hà Tĩnh) vào Minh Hóa (Quảng Bình) tiếp tục lãnh đạo phong trào Cần Vương qua lời kể của người dân địa phương.

Gần 7 tỷ đồng xây dựng đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sỹ Cần Vương

Đền thờ gồm năm gian và hai chái, được mô phỏng theo phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn, có tổng vốn đầu tư xây dựng gần 7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và xã hội hóa.

Tọa đàm 'Vững bước dưới cờ Đảng quang vinh'

Buổi tọa đàm nhằm khẳng định những thành tựu vĩ đại, đúc kết những kinh nghiệm quý báu của Đảng trong 90 năm qua.

Tọa đàm 'Vững bước dưới cờ Đảng quang vinh'

90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.

Hà Nội: Triển lãm thư pháp 'Truyền kinh chính học' tôn vinh tri thức

Triển lãm thư pháp 'Truyền kinh chính học' giới thiệu 100 tác phẩm thư pháp trên cơ sở nội dung là các trước tác thơ, văn của danh nhân Chu Văn An và 17 vị Tế tửu, Tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Đảng bộ thành phố Việt Trì - những mốc son qua 80 năm

PTĐT - Việt Trì, nơi phát tích, cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi các Vua Hùng chọn làm kinh đô đầu tiên của Nhà nước Văn Lang, là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa và đấu tranh cách mạng. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời đại Hùng Vương đến nay, lịch sử Việt Trì luôn gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc.

Một thoáng Côn Đảo

Khởi hành từ Vũng Tàu, sau 4 giờ trên tàu cao tốc vượt biển chúng tôi bắt đầu cập cảng Côn Đảo. Đường từ cảng vào trung tâm Côn Đảo một bên là núi rừng và một bên là biển bao phủ một màu xanh ngất ngây.

Gặp mặt đoàn đại biểu người có công với cách mạng của tỉnh Trà Vinh

Cùng với thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, những năm qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt phong trào 'Đền ơn đáp nghĩa' trong toàn quân.