Ngày 6-4, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, để phục vụ nhu cầu vận chuyển nhanh các mặt hàng cần điều kiện bảo quản tốt, thời gian trả hàng nhanh, từ ngày 1-4 vừa qua, ngành đường sắt chuyển sang vận chuyển hàng hóa theo tàu hàng và đặt hàng online.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, thực hiện phòng dịch COVID-19, hiện trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh chỉ còn một đôi tàu khách duy nhất SE3/SE4. Vì vậy, để phục vụ nhu cầu vận chuyển nhanh các mặt hàng cần điều kiện bảo quản tốt, thời gian trả hàng nhanh, từ ngày 1/4, ngành đường sắt chuyển sang vận chuyển bằng các đoàn tàu hàng và đặt hàng online.
Mùa nắng nóng, các con tôi cứ đòi về Bến Tre quê nội vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần. Ở đây, các cháu thường đòi ngủ với bà nội để được tận hưởng cảm giác thư thái, mát lạnh của bộ ngựa bằng gỗ cẩm lai đã có hàng mấy mươi năm trong cái chái lợp lá bên hiên nhà.
Đoàn chúng tôi gồm khoảng 20 văn nghệ sĩ từ Quảng Nam đã ra cảng Cái Rồng thuộc huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Đứng trên bến cảng chờ tàu, trông ra vịnh Bái Tử Long chập chùng đảo đá mù sương rồi quay lại ngược nhìn về phía đất liền, thị trấn Cái Rồng- thủ phủ của khu kinh tế Vân Đồn- đang vươn mình ra biển với tiềm năng của một đô thị lớn trong tương lai.
Vì lợi nhuận cao và sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa nên các đối tượng khai thác, tập kết cát trái phép cứ dừng một thời gian rồi sau đó lại hoạt động trở lại, lần sau rầm rộ hơn lần trước.
Nhà tôi ở gần ga đường sắt. Thời thơ ấu, nửa đêm mơ màng nghe tiếng tàu xình xịch lướt qua rồi mới ngủ được; ban ngày thì chạy lên ga chơi đủ trò vì ở đó đông đúc, bán buôn nhộn nhịp.
Với sự kết hợp tinh tế giữa ảnh chụp, hiệu ứng âm thanh và các ký họa duyên dáng, triển lãm - sắp đặt Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội diễn ra tại Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền) đến ngày 30/10, đã đánh thức những luyến nhớ, hoài niệm về một Hà Nội xưa. Hơn một thế kỷ, gánh hàng rong và tiếng rao đêm không chỉ là ký ức, mà còn nét đặc trưng đang hiện hữu, trở thành hương vị riêng của Hà Nội.
Những năm gần đây, cà phê phố đường tàu trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi bật ở Hà Nội cùng với đó cư dân ở đây mỗi ngày đều phải đối mặt với nguy hiểm ngay trước hiên nhà, với tiếng tàu inh ỏi và một không gian sinh hoạt chật hẹp.
Không được ai phân công hay nhờ vả nhưng suốt 13 năm qua, vợ chồng ông Bùi Tiến Đông (72 tuổi, ở xóm 15, xã Nghi Kim, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) đã thay nhau tự nguyện làm cảnh giới tại đường tàu. Người cựu binh ấy quyết định làm công việc này sau khi chứng kiến cái chết thương tâm của nữ công nhân trẻ.
Xóm đường tàu từ lâu đã không còn xa lạ với người dân Thủ đô. Xóm kéo dài khoảng hơn 500m chạy xuyên qua phố Khâm Thiên, Phùng Hưng (Hà Nội).
Khi chưa lập gia đình thì anh bỗng dưng bị 'ma nhập' chạy đi khắp nơi, nói lảm nhảm giống tiếng tàu khiến gia đình và người trong làng vừa lo sợ vừa tò mò kéo đến xem. Ngày hôm sau anh lại trở nên tỉnh táo như lúc bình thường, nghe mọi người kể lại sự việc, nghĩ 'số trời' đã định cho anh theo con đường làm nghề Dàng, Pựt.
Đó là người có tri thức uyên bác, sử dụng được nhiều thứ tiếng nhất VN. Cuộc đời, sự nghiệp của ông là tấm gương sáng về tinh thần không ngừng học tập.