Tập tục không thể thiếu mỗi dịp Tết của người Hàn Quốc

Giống một số nước ở châu Á, Hàn Quốc cũng có những phong tục và truyền thống độc đáo riêng, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán.

 Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc là một trong những ngày lễ quan trọng nhất, được gọi là Seollal theo tiếng Hàn. Giống Việt Nam, Seollal cũng rơi vào ngày đầu tiên theo lịch Âm ở xứ sở kim chi. Theo quan niệm của người dân, ba ngày quan trọng nhất trọng Seollal thường là một ngày trước Tết, ngày Tết và một ngày sau Tết. Đây là khoảng thời gian để những người ở xa về đoàn tụ với gia đình, tưởng nhớ về tổ tiên. Bên cạnh đó là những nghi thức được gìn giữ và thực hiện bao đời nay. Ảnh: Timeout.

Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc là một trong những ngày lễ quan trọng nhất, được gọi là Seollal theo tiếng Hàn. Giống Việt Nam, Seollal cũng rơi vào ngày đầu tiên theo lịch Âm ở xứ sở kim chi. Theo quan niệm của người dân, ba ngày quan trọng nhất trọng Seollal thường là một ngày trước Tết, ngày Tết và một ngày sau Tết. Đây là khoảng thời gian để những người ở xa về đoàn tụ với gia đình, tưởng nhớ về tổ tiên. Bên cạnh đó là những nghi thức được gìn giữ và thực hiện bao đời nay. Ảnh: Timeout.

1. Sebae: Một trong những truyền thống quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc. Sebae là hành động quỳ và cúi đầu thật sâu cùng với đôi bàn tay úp xuống mặt đất. Nghi thức này dành cho những người trẻ tuổi đối với những người lớn tuổi trong gia đình, đi kèm là lời chúc “gặp nhiều may mắn trong năm mới”. Ảnh: Korean.

2. Hanbok: Trang phục truyền thống chiếm vị trí quan trọng vào ngày Tết ở Hàn Quốc suốt nhiều thế kỷ. Mỗi thành viên trong gia đình đều sở hữu ít nhất một bộ trang phục này. Hanbok thường được thiết kế đơn giản theo triết lý âm dương, tượng trưng sự cân bằng của người nam và người nữ. Phần dưới của trang phục có thể để trơn hoặc khắc họa tiết. Các họa tiết như cây nho, hoa cúc, hoa mẫu đơn nhằm thể hiện sự trường thọ, vĩnh hằng. Ảnh: ironsrc.

3. Sebae-don: Đây là số tiền mà người trẻ tuổi nhận được từ người lớn tuổi như ông bà, cha mẹ sau những lời chúc, thường được đựng bên trong bao vải hoặc phong bao nhiều màu sắc. Họ cũng trao lại những lời chúc năm mới về sức khỏe, công việc và hôn nhân. Ảnh: asianinspiration.

4. Tteokguk: Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên đán của Hàn Quốc. Món canh bánh này được làm từ bột gạo nếp thái lát, trứng, thịt và rong biển. Theo truyền thống, hành động ăn tteokguk vào năm mới có nghĩa là bạn đã già thêm một tuổi. Màu trắng của bánh gạo tượng trưng cho sự tinh khiết. Một món ăn nữa cũng được người dân địa phương ăn trong ngày Tết là Jeon, một loại món ăn giống như bánh kếp. Jeon được làm từ thịt, cá và các loại rau. Ảnh: Kichimari.

5. Yutnori: Một trong những trò chơi truyền thống phổ biến nhất vào dịp Tết. Trò chơi này được chia làm hai đội với dụng cụ là 4 cây gậy. Các đội thay phiên nhau ném 4 cây gậy lên cao để xác định khoảng cách mà người chơi sẽ di chuyển. Đường đi của những cây gậy này tượng trưng cho sự vận động của Mặt Trời. Người Hàn Quốc chơi Yutnori với mong muốn một năm mới đầy sung túc. Ảnh: Pinterest.

 Một số người dân ở Hàn Quốc lại thích thưởng thức không khí Tết Nguyên đán bằng cách đến những nơi đông đúc như công viên, trung tâm thương mại. Bạn cũng có thể ghé thăm các cung điện nổi tiếng ở Seoul như Gyeongbokgung hay Changdeokgung, tại đây có nhiều chương trình đặc biệt được tổ chức xuyên suốt dịp lễ cổ truyền. Ảnh: Timeout.

Một số người dân ở Hàn Quốc lại thích thưởng thức không khí Tết Nguyên đán bằng cách đến những nơi đông đúc như công viên, trung tâm thương mại. Bạn cũng có thể ghé thăm các cung điện nổi tiếng ở Seoul như Gyeongbokgung hay Changdeokgung, tại đây có nhiều chương trình đặc biệt được tổ chức xuyên suốt dịp lễ cổ truyền. Ảnh: Timeout.

Các nước châu Á đón Tết Nguyên đán như thế nào Cùng với Việt Nam, một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... cũng đón Tết Âm lịch với nhiều tục lệ truyền thống và hoạt động hấp dẫn.

An Ngọc

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/tap-tuc-khong-the-thieu-moi-dip-tet-cua-nguoi-han-quoc-post1032021.html