Tiệm bánh mì 60 năm bên vỉa hè Sài Gòn

Mặt bằng nhỏ, khách ngồi ăn ngay tại lề đường trong hẻm, nhưng nhờ danh tiếng 60 năm, tiệm bánh mì Hòa Mã (quận 3, TP.HCM) luôn tấp nập khách, mỗi ngày 400-500 lượt.

Tọa lạc ở đầu một con hẻm nhỏ ở đường Cao Thắng (quận 3), tiệm bánh mì Hòa Mã đã là địa chỉ thưởng thức bánh mì nức tiếng ở Sài Gòn hơn 60 năm nay.

Tọa lạc ở đầu một con hẻm nhỏ ở đường Cao Thắng (quận 3), tiệm bánh mì Hòa Mã đã là địa chỉ thưởng thức bánh mì nức tiếng ở Sài Gòn hơn 60 năm nay.

Tiệm bán bánh mì theo hai hình thức: bánh mì chảo ăn tại chỗ hoặc bánh mì nhét thịt mang về, luôn tấp nập khách ngồi ăn tại chỗ hoặc xếp hàng chờ đợi mua bánh mì.

Tiệm bán bánh mì theo hai hình thức: bánh mì chảo ăn tại chỗ hoặc bánh mì nhét thịt mang về, luôn tấp nập khách ngồi ăn tại chỗ hoặc xếp hàng chờ đợi mua bánh mì.

Bắt đầu mở cửa mỗi ngày từ 6h, tiệm luôn thu hút rất đông khách hàng, đặc biệt là hai ngày cuối tuần. "Cuối tuần, vừa mới mở cửa thì ít khách, nhưng từ sau 8h trở đi thì người ta ùa vào một lúc, mình phục vụ không xuể", ông Nguyễn Đình Dũng (43 tuổi, chủ quán) cho biết. Trong ảnh, nhóm khách đến ăn bánh mì nhưng hết bàn nên đành phải đứng đợi.

Bắt đầu mở cửa mỗi ngày từ 6h, tiệm luôn thu hút rất đông khách hàng, đặc biệt là hai ngày cuối tuần. "Cuối tuần, vừa mới mở cửa thì ít khách, nhưng từ sau 8h trở đi thì người ta ùa vào một lúc, mình phục vụ không xuể", ông Nguyễn Đình Dũng (43 tuổi, chủ quán) cho biết. Trong ảnh, nhóm khách đến ăn bánh mì nhưng hết bàn nên đành phải đứng đợi.

Chỗ ngồi thưởng thức món ăn này tại quán cũng chỉ là những chiếc bàn cóc, ghế nhựa hoặc inox, được xếp dọc theo hai bên con hẻm.

Chỗ ngồi thưởng thức món ăn này tại quán cũng chỉ là những chiếc bàn cóc, ghế nhựa hoặc inox, được xếp dọc theo hai bên con hẻm.

Tiệm bánh mì ra đời năm 1958, 4 năm sau khi vợ chồng ông Lê Minh Ngọc và bà Nguyễn Thị Tịnh vào Nam. Trước đó, bà Tịnh làm cho một hãng thịt nguội chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng Pháp tại Hà Nội. Vì thế, ý tưởng mở một cửa hàng bánh mì thịt nguội đã hình thành ngay từ lúc hai vợ chồng đặt chân vào Sài Gòn.

Tiệm bánh mì ra đời năm 1958, 4 năm sau khi vợ chồng ông Lê Minh Ngọc và bà Nguyễn Thị Tịnh vào Nam. Trước đó, bà Tịnh làm cho một hãng thịt nguội chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng Pháp tại Hà Nội. Vì thế, ý tưởng mở một cửa hàng bánh mì thịt nguội đã hình thành ngay từ lúc hai vợ chồng đặt chân vào Sài Gòn.

Cũng theo lời kể lại của một số người dân sinh sống quanh khu vực này, đây là một trong những tiệm bán bánh mì thịt nguội đầu tiên tại Sài Gòn. Và tính đến nay, tiệm đã tồn tại được chính xác là 61 năm, trải qua ba đời chủ, từ thời ông Ngọc - bà Tịnh, đến người con gái, rồi đến người con trai, là ông Nguyễn Đình Dũng.

Cũng theo lời kể lại của một số người dân sinh sống quanh khu vực này, đây là một trong những tiệm bán bánh mì thịt nguội đầu tiên tại Sài Gòn. Và tính đến nay, tiệm đã tồn tại được chính xác là 61 năm, trải qua ba đời chủ, từ thời ông Ngọc - bà Tịnh, đến người con gái, rồi đến người con trai, là ông Nguyễn Đình Dũng.

Một chảo bánh mì Hòa Mã thập cẩm ngày nay được phục vụ khách bao gồm các thành phần: 2 quả trứng ốp-la lòng đào, chả lụa, jambon, chả cá, chả quế, thịt ba chỉ muối, xúc xích... cùng một đĩa đồ chua do quán tự làm mỗi ngày.

Một chảo bánh mì Hòa Mã thập cẩm ngày nay được phục vụ khách bao gồm các thành phần: 2 quả trứng ốp-la lòng đào, chả lụa, jambon, chả cá, chả quế, thịt ba chỉ muối, xúc xích... cùng một đĩa đồ chua do quán tự làm mỗi ngày.

Tất cả thành phần đều được chiên trong chảo cùng lửa to với thời gian hợp lý, sao cho các loại chả vừa cháy sém, đạt độ giòn ở cạnh mà không khét.

Tất cả thành phần đều được chiên trong chảo cùng lửa to với thời gian hợp lý, sao cho các loại chả vừa cháy sém, đạt độ giòn ở cạnh mà không khét.

Để làm được điều này, các đầu bếp tại quán phải là những người thợ lành nghề, làm việc tại quán trong thời gian lâu năm. Lúc phóng viên có mặt tại đây, khu vực bếp bị hạn chế ra vào để tránh làm mất sự tập trung của những người làm bếp.

Để làm được điều này, các đầu bếp tại quán phải là những người thợ lành nghề, làm việc tại quán trong thời gian lâu năm. Lúc phóng viên có mặt tại đây, khu vực bếp bị hạn chế ra vào để tránh làm mất sự tập trung của những người làm bếp.

Điều này đã góp phần tạo nên danh tiếng cho bánh mì Hòa Mã, thương hiệu được nhiều khách hàng ưa chuộng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Điều này đã góp phần tạo nên danh tiếng cho bánh mì Hòa Mã, thương hiệu được nhiều khách hàng ưa chuộng trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Chảo bánh mì, khi được mang ra phục vụ thực khách luôn đảm bảo độ nóng, giòn và bốc khói nghi ngút. Chính yếu tố này đã níu chân rất nhiều thực khách quay lại đây trong nhiều năm, đặc biệt là các khách hàng lớn tuổi.

Chảo bánh mì, khi được mang ra phục vụ thực khách luôn đảm bảo độ nóng, giòn và bốc khói nghi ngút. Chính yếu tố này đã níu chân rất nhiều thực khách quay lại đây trong nhiều năm, đặc biệt là các khách hàng lớn tuổi.

Tuy nhiên, ngày nay, bánh mì Hòa Mã cũng được đông đảo thực khách, là những người trẻ tuổi, tìm đến thưởng thức để có một bữa ăn sáng no bụng, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, ngày nay, bánh mì Hòa Mã cũng được đông đảo thực khách, là những người trẻ tuổi, tìm đến thưởng thức để có một bữa ăn sáng no bụng, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Tiệm bánh còn là địa chỉ mà những vị khách du lịch, khi có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác, tìm đến để trải nghiệm văn hóa ẩm thực bánh mì Việt Nam. Trong ảnh là nhóm khách người Đài Loan đang thưởng thức bánh mì chảo Hòa Mã.

Tiệm bánh còn là địa chỉ mà những vị khách du lịch, khi có dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác, tìm đến để trải nghiệm văn hóa ẩm thực bánh mì Việt Nam. Trong ảnh là nhóm khách người Đài Loan đang thưởng thức bánh mì chảo Hòa Mã.

Nhóm khách đến từ bang Florida, Mỹ, cũng rất hào hứng với món ăn này. "Tôi đã được ăn bánh mì Hòa Mã cách đây 7 năm. Và bây giờ, khi có dịp trở lại Việt Nam, tôi vẫn muốn trở lại đây để tìm lại hương vị ngày xưa", Jordan, 17 tuổi, du khách người Mỹ, cho hay.

Nhóm khách đến từ bang Florida, Mỹ, cũng rất hào hứng với món ăn này. "Tôi đã được ăn bánh mì Hòa Mã cách đây 7 năm. Và bây giờ, khi có dịp trở lại Việt Nam, tôi vẫn muốn trở lại đây để tìm lại hương vị ngày xưa", Jordan, 17 tuổi, du khách người Mỹ, cho hay.

Lượng khách ra vào tấp nập, ước tính lên đến 400-500 lượt người vào những ngày cuối tuần, khiến ông chủ Nguyễn Đình Dũng phải liên tục điều phối nhân viên, ghi nhận món ăn của khách hàng và tính tiền. "Làm từ sáng đến trưa là tôi lả người luôn, chỉ muốn nằm nghỉ", ông Dũng chia sẻ.

Lượng khách ra vào tấp nập, ước tính lên đến 400-500 lượt người vào những ngày cuối tuần, khiến ông chủ Nguyễn Đình Dũng phải liên tục điều phối nhân viên, ghi nhận món ăn của khách hàng và tính tiền. "Làm từ sáng đến trưa là tôi lả người luôn, chỉ muốn nằm nghỉ", ông Dũng chia sẻ.

Mỗi khi khách hàng đến quá đông, lượng xe máy có thể xếp chật cả con hẻm và người giữ xe phải liên tục dời xe đi để chừa lối lưu thông cho các phương tiện khác.

Mỗi khi khách hàng đến quá đông, lượng xe máy có thể xếp chật cả con hẻm và người giữ xe phải liên tục dời xe đi để chừa lối lưu thông cho các phương tiện khác.

Đôi lúc, lượng khách ghé quán ăn bánh mì quá đông cũng gây nên tình trạng kẹt xe cục bộ trong con hẻm nhỏ này.

Đôi lúc, lượng khách ghé quán ăn bánh mì quá đông cũng gây nên tình trạng kẹt xe cục bộ trong con hẻm nhỏ này.

Giá bán trung bình mỗi chảo bánh mì là 50.000 đồng. Ngoài ra tiệm còn phục vụ phần ăn thêm pate, thịt nguội, nước uống...

Giá bán trung bình mỗi chảo bánh mì là 50.000 đồng. Ngoài ra tiệm còn phục vụ phần ăn thêm pate, thịt nguội, nước uống...

Liêu Lãm

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/tiem-banh-mi-60-nam-ben-via-he-sai-gon-post964102.html