Trao đổi, chia sẻ kiến thức mới tại Hội nghị Quốc tế IEEE về Đo lường và Ứng dụng Anten

Hội nghị là nơi gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những kiến thức mới nhất, những thành tựu đáng kể trong phát triển hệ thống anten và mảng anten.

Các Giáo sư, nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự Hội nghị.

Các Giáo sư, nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự Hội nghị.

Ngày 9/10, tại TP Đà Nẵng, Viện Công nghệ quốc tế (DNIIT) – Đại học Đà Nẵng phối hợp với Hội IEEE Anten và Truyền sóng (IEEE AP-S) và Hiệp hội Kỹ thuật Đo lường Anten (AMTA) tổ chức Hội nghị Quốc tế IEEE về Đo lường và Ứng dụng Anten (IEEE CAMA).

Hội nghị được triển khai tổ chức với sự hợp tác của các thành viên bao gồm: Đại học Đà Nẵng, Đại học Côte d'Azur (Cộng hòa Pháp), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP HCM và Viện công nghệ quốc tế DNIIT- Đại học Đà Nẵng. Với sự tham dự của gần 150 khách mời quốc tế đến từ trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ là các diễn giả, các nhà khoa học, sinh viên.

 Đại diện Ban tổ chức thông qua nội dung chính tại Hội nghị.

Đại diện Ban tổ chức thông qua nội dung chính tại Hội nghị.

Theo Ban tổ chức, chủ đề chính của hội nghị sẽ bao gồm các kỹ thuật đo lường trong môi trường có kiểm soát và không kiểm soát, các phương pháp đo lường điện từ, đo tán xạ và nhiễu xạ, đo trường gần và trường xa, các nền tảng thử nghiệm anten mới, đo lường radar và RCS… Đây là những lĩnh vực không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với nền công nghiệp hiện đại mà còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe con người.

Hội nghị lần này được kỳ vọng sẽ tạo ra một diễn đàn liên ngành rộng mở, nơi mà các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu, các nhà nghiên cứu trẻ có thể gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ những kiến thức mới nhất, những thành tựu đáng kể trong phát triển hệ thống anten và mảng anten.

Đồng thời, Hội nghị là sự kiện ý nghĩa, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy vai trò của Đại học Đà Nẵng trong việc mở rộng đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn, với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm phát triển vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, điều khiển nhúng và Al nhúng.

 Các Giáo sư, nhà khoa học đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các Giáo sư, nhà khoa học đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị, sẽ bao gồm các phiên thường, phiên đặc biệt với hơn 150 tham luận khoa học của các diễn giả. Trong đó, có các bài phát biểu quan trọng của 2 diễn giả danh tiếng gồm: Giáo sư Yahya Rahmat-Samii là Giáo sư danh dự tại Khoa Kỹ thuật Điện và Máy tính, Đại học California, Los Angeles (UCLA), Hoa Kỳ phát biểu chủ đề : "Thiết kế Anten sáng tạo cho CubeSats thế hệ mới: Từ khái niệm đến hiện thực hóa nhiệm vụ".

Giáo sư Karu Esselle (University of Technology Sydney, Australia) phát biểu chủ đề "Near-Field MetaSteering – Phương pháp điều hướng chùm tia hoàn toàn mới cho các anten cố định.

Hội nghị kéo dài đến hết ngày 11/10.

 150 khách mời quốc tế đến từ trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ là các diễn giả, các nhà khoa học, sinh viên.

150 khách mời quốc tế đến từ trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ là các diễn giả, các nhà khoa học, sinh viên.

Hoàng Vinh

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/trao-doi-chia-se-kien-thuc-moi-tai-hoi-nghi-quoc-te-ieee-ve-do-luong-va-ung-dung-anten-post704018.html